Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 00:11
Thứ bảy, 27/05/2023 20:05
TMO - Tính đến ngày 20/3/2023 (hơn 2 tháng từ khi Quyết định số 21/QĐ-BCT có hiệu lực ngày 7/1/2023), EPTC mới nhận được 1 bộ hồ sơ của nhà đầu tư, mặc dù trước đó đã gửi văn bản cho 85 nhà đầu tư đề nghị gửi hồ sơ để có cơ sở triển khai đàm phán theo đúng quy định pháp luật.
Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), tính đến 23/5 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Và có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 1 dự án điện mặt trời). Hiện có 8 nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 và 77 nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1/1/2021 nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá bán điện FIT theo quy định với tổng công suất của 85 nhà máy điện chuyển tiếp này là 4.736 MW.
(Ảnh minh họa)
Trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT và Quyết định số 21/QĐ-BCT làm cơ sở cho EVN và các dự án chuyển tiếp thỏa thuận giá điện bảo đảm không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành (được xác định căn cứ trên cơ sở các số liệu suất đầu tư dự án có xét đến xu hướng giảm suất đầu tư của các loại hình mặt trời, điện gió trên thế giới). Cụ thể, suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống còn 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống còn 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.
Cục Điều tiết điện lực cho rằng, việc "chạy đua" để kịp thời gian hưởng ưu đãi giá FIT, vì thời gian giải phóng mặt bằng và thi công quá gấp rút, dẫn tới nhiều dự án có chi phí đầu tư rất đắt đỏ. Vì thế, một số chủ đầu tư các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp coi khung giá mua điện năng lượng tái tạo thấp hơn kỳ vọng, nên không gửi hồ sơ để đàm phán giá điện với EVN, dẫn đến kéo dài thời gian đàm phán, gây lãng phí nguồn lực.
Tính đến ngày 20/3/2023 (hơn 2 tháng từ khi Quyết định số 21/QĐ-BCT có hiệu lực ngày 7/1/2023), EPTC mới nhận được 1 bộ hồ sơ của nhà đầu tư, mặc dù trước đó đã gửi văn bản cho 85 nhà đầu tư đề nghị gửi hồ sơ để có cơ sở triển khai đàm phán theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, theo thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đối với các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét thỏa thuận giá tạm thời cho các nhà máy này, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới (đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định).
PHẠM YẾN
Bình luận