Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 13:11
Thứ ba, 11/06/2024 10:06
TMO - Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu, cần thiết lập các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm; xây dựng các công trình phòng chống thiên tai và di dời dân ở khu vực có rủi ro cao trước tác động của biến đổi khí hậu.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đã xây dựng các chủ trương, chiến lược và chương trình kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), những hành động này đã được tuyên bố thực hiện trong Hội nghị COP 26 đưu phát thải ròng bằng “0” vào 2050; đến năm 2030 sẽ giảm 30% phát thải khí metan so với năm 2020. Với các mục tiêu thích ứng với BĐKH như: Giảm mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro trước tác động của BĐKH thông qua nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH,…
Theo các chuyên gia, thời gian tới cần nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững,… trong việc trồng rừng giúp ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái; phục hồi các nguồn tài nguyên rừng và hệ sinh thái, chú trọng phát triển ngành nông nghiệp và an ninh lương thực, đầu tư xây dựng hạ tầng phù hợp thích ứng với BĐKH. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH, cần thiết lập các hệ thống dự báo, cảnh báo sớm; xây dựng các công trình phòng chống thiên tai và di dời dân ở khu vực có rủi ro cao trước tác động của BĐKH.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm giảm phát thải.
Bên cạnh đó, về thể chế và chính sách, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách về Luật BĐKH; truyền thông, nâng cao nhận thức cũng như thu hút sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH; phát triển ứng dụng khoa học công nghệ bằng cách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển tại các doanh nghiệp, tập đoàn về phát thải thấp, chú trọng kinh phí đối ứng của doanh nghiệp; hình thành các tập đoàn có năng lực về nghiên cứu khoa học và làm chủ công nghệ nguồn. Tăng cường sự tham gia và huy động nguồn lực tài chính của khối doanh nghiệp trong thích ứng BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính; đẩy mạnh phát triển thị trường carbon trong nước cũng như hợp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH.
Đồng thời, với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050, ứng phó với BĐKH, Việt Nam cần xây dựng tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính quốc gia và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở từ năm 2026; xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến, hệ số phát thải đặc trưng quốc gia; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm 30% khí mê tan, thực hiện lộ trình phát thải ròng về 0, áp dụng 87 biện pháp kỹ thuận giảm phát thải cho 5 lĩnh vực, cụ thể: 42 biện pháp áp dụng cho lĩnh vực năng lượng; 21 biện pháp cho lĩnh vực nông nghiệp; 7 biện pháp cho lĩnh vực chất thải,… Các chuyên gia nhận định, nếu chủ động, kịp thời nắm bắt và tạo dựng các kế hoạch theo mục tiêu, cũng như thực hiện các biện pháp thích ứng BĐKH, thì đây chính là đòn bẩy hình thành nên động lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
PV
Bình luận