Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 23:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Chủ nhật, 24/11/2024

Nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai

Chủ nhật, 23/04/2023 12:04

TMO - Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường Cà Mau chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cho cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư về biến đổi khí hậu.

Theo đánh giá của các chuyên gia Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng (Tổng cục Phòng chống thiên tai) do tình hình thiên tai ngày càng cực đoan, khốc liệt cùng với điều kiện chia cắt về mặt địa lý cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, đã và đang đặt các cộng đồng trong môi trường dễ bị tổn thương, người dân là một trong những đối tượng đầu tiên phải đối mặt với các rủi ro thiên tai. Trong khi đó, đối với công tác quản lý rủi ro thiên tai, tiêu điểm luôn là cộng đồng địa phương. Vì vậy, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng, nâng cao năng lực của chính quyền trong phòng chống thiên tai là rất cần thiết.

Theo đó, người dân địa phương hiểu rõ nhất về cộng đồng của họ, biết các thuận lợi, khó khăn, thách thức và nhu cầu của mình khi thiên tai xảy ra; biết cách huy động và gắn kết các thành viên trong cộng đồng với nhau. Điều cần thiết mà người dân mong muốn ở đây là được bổ sung kiến thức, được cập nhật thông tin và được nâng cao nhận thức và kiến thức của mình trong lĩnh vực phòng chống thiên tai để góp phần làm tăng khả năng chống chịu cho cộng đồng và cho chính gia đình của họ.

Thông qua đào tạo, tập huấn, sẽ giúp cộng đồng hiểu rõ bản chất rủi ro thiên tai. Từ đó, có sự chủ động, chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, tránh thiên tai. Cụ thể ở đây là việc người dân chủ động có phương án giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp hộ gia đình. Qua đó, sẽ giúp hộ chủ động chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó khi có thiên tai xảy ra nhằm bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản, các đối tượng dễ bị tổn thương; các biện pháp để tự khắc phục những thiệt hại có thể có nếu thiên tai xảy ra trong khả năng của hộ gia đình trước khi yêu cầu trợ giúp từ bên ngoài.

Trồng rừng sau khai thác ở miệt rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ảnh: HT. 

Trước yêu cầu thực tế trong công tác phòng chống thiên tai nói riêng và biến đổi khí hậu nói chung, UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai Đề án truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Đề án nhằm tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phòng, chống, quản lý rủi ro về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai cho cán bộ chính quyền cơ sở và người dân vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là 16,7 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2022 - 2025 là 8,7 tỷ đồng, gồm triển khai thực hiện xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông, tuyên truyền về thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về thích ứng với biến đổi khí hậu; tập huấn, tuyên truyền về các chính sách, pháp luật, tài liệu hướng dẫn của Trung ương liên quan tới các hoạt động nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; xây dựng các bản tin, phóng sự, phỏng vấn, bài viết; sơ kết nội dung Đề án.

Đồng thời, hoàn thiện, ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm của tỉnh, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. 100% cán bộ, công chức, viên chức, tập huấn viên các cấp và cộng đồng dân cư hiểu biết, trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu; 100% người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai do biến đổi khí hậu được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai. Phấn đấu đạt từ 95% bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra được truyền tải đầy đủ, kịp thời đến các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã, cộng đồng dân cư, nhất là tại các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra.

Giai đoạn 2026 - 2030 là 8,0 tỷ đồng, gồm tiếp tục thực hiện, đúc kết, nhân rộng; tổng kết đánh giá, điều chỉnh các nội dung, chương trình, dự án, kế hoạch truyền thông, các mô hình truyền thông về biến đổi khí hậu phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, phát huy kết quả của giai đoạn trước nhằm đạt 100% các chỉ tiêu của Đề án.

Địa phương này chú trọng đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trước thiên tai đặc biệt là tình trạng sạt lở. Ảnh: HNM. 

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoàn thiện cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cho cơ quan quản lý các cấp và cộng đồng dân cư về biến đổi khí hậu.

Song song đó, cán bộ, công chức, viên chức, tập huấn viên các cấp và cộng đồng dân cư, người dân, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh. Các Sở, ban, ngành cùng chính quyền địa phương tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm cho cơ quan quản lý các cấp, cộng đồng về thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. Đồng thời tập huấn, tuyên truyền về các chính sách, pháp luật, tài liệu hướng dẫn của Trung ương liên quan tới các hoạt động nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu…

Trong năm 2022, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết diễn biến bất thường. Trong năm, đã xuất hiện 7 cơn bão trên biển Đông và 2 áp thấp nhiệt đới và 12 đợt triều cường. Qua đó, làm 1 người chết, 1 người bị thương, 8 phương tiện khai thác thủy sản bị chìm, hơn 1500 căn nhà bị thiệt hại, tổng thiệt hại gần 38 tỷ đồng. 

Năm 2022, tỉnh Cà Mau đã xây dựng, triển khai phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2022 tỉnh Cà Mau. Triển khai tu sửa kè ly tâm, khắc phục khe lún mặt đường đê biển Tây...,với tổng vối đầu tư khoảng 4 tỷ đồng. Riêng đối với công trình bờ bao, cống, kênh, mương đã thực hiện công tác nạo vét, duy tu, bảo dưỡng với tổng mức đầu tư hơn 189 tỷ đồng, cơ bản đảm bảo các công trình đê điều và phòng, chống thiên tai được vận hành hiệu quả. Đến nay, có 101/101 xã, phường, thị trấn của tỉnh được củng cố, kiện toàn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, với lực lượng trên 9.500 người, được trang bị gần 49.000 dụng cụ, trang thiết bị. Riêng năm 2022, tỉnh đã mua sắm, phân bổ bổ sung thêm trên 9.200 dụng cụ, thiết bị từ ngân sách và nguồn hàng dự trữ quốc gia. Đến nay, đã có 1.679 hộ vùng bị sạt lở đất, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai đã được tái định cư ổn định cuộc sống.

Năm 2023, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tập trung kiện toàn bộ máy của Ban chỉ đạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về công tác phòng, chống thiên tai, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống thiên tai; đầu tư mua sắm các trang thiệt bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nâng cấp hệ thống đê điều, công trình phòng, chống thiên tai; thực hiện tốt công tác thu nộp, quản lý quỹ phòng, chống thiên tai để người dân, doanh nghiệp đồng thuận thực hiện.

 

 

Nguyễn Hằng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline