Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/02/2025 05:02

Tin nóng

 Quảng Nam: Rỏi mật hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản  Việt Nam

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Chủ nhật, 23/02/2025

Nâng cao hiệu quả trong kiểm soát chất thải rắn tại khu vực nông thôn

Thứ sáu, 18/02/2022 16:02

TMO - UBND tỉnh Sơn La vừa phê duyệt kết quả đề án “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn. Qua đó, đã đề ra nhiều nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài để kiểm soát chất thải rắn nông thôn trong thời gian tới.

Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La (TN&MT), tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn đến hết năm 2020 đạt 75%, hết năm 2021 đạt 80%. Tuy nhiên công tác thu gom, kiểm soát chất thải rắn trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tại khu vực đồi núi với dân cư thưa thớt, địa hình hiểm trở.

Thời gian qua, tình trạng lén lút thải rác bừa bãi nơi công cộng, ven đường… còn diễn ra và khó xử lý. Một số xã đã thành lập hợp tác xã vệ sinh môi trường, tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên, việc thu gom rác chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư vẫn diễn ra…

 Tổ thu gom rác thải tập trung tại 12 bản, tiểu khu thuộc Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu

Bên cạnh đó, công tác lập và triển khai quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều bất cập, hệ thống công trình hạ tầng đô thị và nông thôn chưa phát triển đồng bộ. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa phù hợp, hoạt động tái chế chất thải còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát.

Với việc triển khai đề án "Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn", nhóm nghiên cứu đã thu thập, đánh giá các thông tin, dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội tại 11 huyện (183 xã).

Trong đó, mỗi xã lựa chọn khu vực điều tra theo mật độ dân số (cao, trung bình, thấp), phỏng vấn trực tiếp ý kiến người dân, tìm hiểu thực tế phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn của tỉnh Sơn La và xác định những vấn đề bức xúc cần giải quyết.

Đồng thời, để đánh giá thành phần, tính chất của chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã chọn 3 xã ngẫu nhiên tại mỗi huyện để thu mẫu, mỗi xã chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình để thu toàn bộ chất thải rắn phát sinh trong 24h. Sau khi lấy mẫu ngoài hiện trường, mẫu chất thải rắn sinh hoạt bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm phân tích. Mẫu được xử lý và phân loại theo thành phần, khối lượng các nhóm: Nhóm rác thải hữu cơ, nhóm rác thải cháy được, nhóm rác thải không cháy được, nhóm rác thải nguy hại....

Qua đó, đã đánh giá các sức ép với ô nhiễm môi trường, so sánh sự phát thải chất thải rắn sinh hoạt nông thôn qua các năm, giữa các ngành, lĩnh vực với môi trường, sự phát thải chất thải rắn sinh hoạt nông thôn với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, giữa các khu vực nông thôn với nhau. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn và thực trạng công tác quản lý; các thách thức trong bảo vệ môi trường; phương hướng, giải pháp bảo vệ môi trường....

Toàn tỉnh có 23 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, gồm 2 bãi hoạt động đầy đã đóng cửa; 4 bãi rác ở Vân Hồ, Bắc Yên, Yên Châu đang chuẩn bị đi vào vận hành; 3 bãi rác xử lý bằng phương pháp đốt rác; 14 bãi chôn lấp, trong đó có một số bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.

Bãi chôn lấp rác thải tại huyện Thuận 

Trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, khoảng 87% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp; 13% được xử lý bằng phương pháp đốt. Hầu hết các bãi chôn lấp được xây dựng và vận hành trước năm 2017, hầu hết các lò đốt được xây dựng sau năm 2017. Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch từ phương pháp xử lý bằng chôn lấp sang phương pháp đốt trong thời gian gần đây.

Trên cơ sở dữ liệu đã phân tích và đánh giá, Sở TN&MT kiến nghị triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát có hiệu quả chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Trước mắt sẽ thực hiện thí điểm mô hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn trên địa bàn một số huyện trọng điểm như Mộc Châu, Phù Yên... Xây dựng đề án và thực hiện thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn cho một số chợ, trung tâm thương mại, công trình công cộng ở một số huyện để có thể tiếp tục triển khai, nhân rộng.

Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc phân loại rác thải tại nguồn. Quán triệt cho nhân dân hiểu và thực hiện trách nhiệm chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, có thể áp dụng các biện pháp mạnh như xử phạt hành chính với những cá nhân, hộ gia đình tái vi phạm nhiều lần về vệ sinh môi trường nông thôn như chăn nuôi gia súc thả rông, nuôi nhốt gia súc dưới gầm nhà sàn, đổ thuốc bảo vệ thực vật thừa xuống nguồn nước, vứt rác thải bừa bãi ra môi trường.

 

 

Nguyễn Lam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline