Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 09:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Nâng cao hiệu quả triển khai Chương trình chống ngập và xử lý nước thải

Thứ bảy, 29/04/2023 12:04

TMO - UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng căn cứ đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư về phương án bố trí vốn cho các dự án giải quyết 13 điểm ngập còn lại và 13 dự án hỗ trợ giải quyết ngập, rà soát và báo cáo đề xuất UBND thành phố ban hành quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc Chương trình chống ngập và xử lý nước thải thành phố giai đoạn 2021 - 2025.

TP.HCM là 1 trong 10 thành phố có nguy cơ ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu cao nhất thế giới. Theo dự báo, khi biến đổi khí hậu xảy ra trên diện tích bị ngập của thành phố đến cuối thế kỷ XXI lần lượt là 128 km2, 204 km2 và 473km2 tương ứng với mực nước biển dâng là 65cm, 75cm và 100cm. Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, sau 2 năm thực hiện chương trình chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025, thành phố đã giải quyết được 5/18 tuyến đường trục chính ngập do mưa, gồm: Tân Quý, Trương Công Định, Ba Vân, Bàu Cát (quận Tân Bình), Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh).

Như vậy, hiện TP.HCM còn 13 tuyến đường trục chính bị ngập do mưa, gồm: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Đặng Thị Rành, Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), Thảo Điền, Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Quốc Lộ 1A (thành phố Thủ Đức), Phan Anh, Hồ Học Lãm. Ngoài những tuyến đường ngập do mưa còn 7 tuyến đường bị ngập do ảnh hưởng của triều cường như: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (quận 7), Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè) và Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh), Nguyễn Văn Hưởng (thành phố Thủ Đức).

Mưa lớn kết hợp triều cường dâng cao là nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập sâu. Ảnh: TV. 

Trước tình hình trên, UBND thành phố đã yêu cầu các Sở, ngành chức năng triển khai một số các nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả các mục tiêu của Chương trình trong thời gian tới. Cụ thể, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị, địa phương liên quan rà soát sự cần thiết, cấp bách và khả năng cân đối vốn phù hợp của thành phố để bố trí vốn thực hiện các dự án theo kiến nghị của Sở Xây dựng; tham mưu, đề xuất trình UBND thành phố xem xét giải quyết.

UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện các công trình, các dự án giải quyết ngập tại các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý; kịp thời báo cáo vướng mắc, đề xuất giải pháp thực hiện để đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu. Triển khai ứng dụng Công cụ cảnh báo ngập trực tuyến và hỗ trợ ra quyết định (FEDS) do Sở Xây dựng và Ngân hàng Thế giới đã triển khai, đảm bảo dữ liệu quản lý ngập được cập nhật lên hệ thống tức thời, chính xác và hiệu quả. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành có liên quan, UBND TP.Thủ Đức và các quận-huyện tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm 2023…

UBND TP.HCM đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM, Thành Đoàn TP.HCM và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh trong công tác tuyên truyền vận động hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường”, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Chống ngập và xử lý nước thải thành phố giai đoạn 2021 – 2025.

Trong năm 2023, TP.HCM tiếp tục thi công các hạng mục công trình giai đoạn 2 của các nhà máy xử lý nước thải được triển khai trước đó. 

Sở Xây dựng thành phố cho biết trong năm 2023, TP.HCM sẽ phấn đấu hoàn thành công tác điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với công trình “Cải tạo hệ thống thoát nước đường Thảo Điền - Quốc Hương - Xuân Thủy - Nguyễn Văn Hưởng (khu dân cư Thảo Điền). Bổ sung danh mục vào trung hạn 2021 - 2025 và vốn 2023 đối với công trình “Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp”. Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và bổ sung vào danh mục trung hạn 2021 - 2025, giao vốn 2023 cho 7 công trình còn lại để giải quyết các điểm ngập còn lại.

Về giải quyết ngập do triều, TP.HCM tái khởi động để thi công hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng đối với dự án Giải quyết ngập do triều có xét đến biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) để chống ngập triều khu vực bờ hữu sông Sài Gòn, giải quyết 5 tuyến trục chính ngập triều gồm: Huỳnh Tấn Phát, Trần Xuân Soạn (Quận 7), Lê Văn Lương, Đào Sư Tích (Nhà Bè) và Quốc lộ 50 (Bình Chánh). Hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng Dự án Bờ tả sông Sài Gòn giải quyết ngập triều trên tuyến đường Nguyễn Văn Hưởng. Về xây dựng nhà máy xử lý nước thải, TP.HCM hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (giai đoạn 2) từ công suất 141.000m3/ngày lên 469.000m3/ngày. Thi công các hạng mục công trình của Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2. 

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline