Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 03:11
Thứ sáu, 02/06/2023 14:06
TMO - Sử dụng nước sạch đang trở thành nhu cầu cấp thiết góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực nông thôn. Vì thế, nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên triển khai.
Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/11/2022 về phương hướng nhiệm vụ năm 2023, Tỉnh ủy đã đề ra chỉ tiêu tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sứửi đạt trên 99,9% (trong đó, tỷ lệ hộ gia đình được sử 3 dụng nước sạch đáp ứng QCVN-02:2009/BYT đạt trên 70%). Thông tin từ Sở NN&PTNT Quảng Ninh cho biết, toàn tỉnh hiện có 209 công trình, hệ thống công trình tham gia cấp nước khu vực nông thôn; trong đó có 196 công trình khai thác nguồn nước mặt, 13 công trình khai thác nước ngầm. Các công trình có công suất từ 100 - > 500m3/ngày đêm. 18 công trình do doanh nghiệp quản lý; 10 công trình do đơn vị sự nghiệp công lập quản lý; 181 công trình do UBND cấp xã quản lý.
Đến nay, tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,89% (hộ nghèo đạt 98,04%); sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN-02: 2009/BYT đạt 57,3% (hộ nghèo đạt 15,34%). Tỷ lệ hộ gia đình các xã thuộc vùng đồng bằng sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,97%, sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN-02: 2009/BYT đạt 87,90%; tỷ lệ hộ gia đình các xã thuộc vùng hải đảo sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN-02: 2009/BYT đạt 76,36%.
UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở NN&PTNT khó khăn hiện nay là phần lớn người dân khu vực nông thôn chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích của việc dùng nước sạch, mà vẫn giữ thói quen dùng các nguồn nước hiện có (khe tự nhiên, giếng khoan, nước mưa...).Đối với các công trình thuộcchương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 8 tỉnh đồng bằng sông Hồng), công suất khai thác của các nhà máy thấp, phần lớn người dân chưa nhận thức đầy đủ lợi ích của việc sử dụng nước sạch, nên nhiều hộ sử dụng kết hợp nguồn nước khác, dẫn đến mức sử dụng của các hộ dân hằng tháng thấp; công suất khai thác có sự chênh lệch lớn giữa các mùa, công suất khai thác thấp làm cho tỷ lệ thất thoát nước cao hơn so với mức quy định.
Theo định hướng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2025, dân số toàn tỉnh khoảng 1,97 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 1,449 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 70 - 75% (tương đương dân số nông thôn khoảng 434.000 - 362.000 người). Dự báo nhu cầu cấp nước nông thôn khoảng 26.040 m3/ngđ, tiêu chuân cấp 60 lít/người/ngđ. Đến năm 2030, dân số toàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 1,64 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa trên 75% (tương đương dân số nông thôn khoảng 410 ngàn người). Dự báo nhu cầu cấp nước nông thôn khoảng 32.800 m3/ngđ, tiêu chuẩn cấp 80 lít/người/ngđ.
Để đảm bảo chỉ tiêu trên 70% hộ gia đình được sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN-02:2009/BYT theo định hướng Quy hoạch tỉnh đến năm 2025, 2030, hiện nay UBND tỉnh đang chỉ đạo các huyện, thị xã thành phố tiếp tục rà soát, thống kê hiện trạng cấp nước nông thôn (nguồn nước, chất lượng công trình, chất lượng cấp nước hiện trạng...), tổng hợp các hộ sử dụng nước, đánh giá các khu vực khó khăn về cung cấp nước, đề xuất các công trình cấp nước nông thôn cần đầu tư trong các giai đoạn tiếp theo (bao gồm quy mô, công suất, nguồn vốn dự kiến, hình thức quản lý vận hành...).
Trong đó, đối với những xã gần đô thị: Sử dụng hệ thống cấp nước từ nhà máy nước các đô thị gần kề (Mở rộng phân vùng cấp nước tới các khu vực giáp ranh đô thị để đảm bảo cấp nước cho các khu dân cư nông thôn tiếp giáp đô thị hoặc dẫn nước đến các điểm dân cư nông thôn lân cận). Đối với những xã ngoài đô thị (như các khu vực miền núi, biên giới vùng sâu vùng xa): Khu trung tâm xã: Xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung và có hệ thống xử lý qua bể lắng lọc sau đó dẫn nước đến các điểm phân phối nước. Nguồn nước khai thác từ các hồ, đập, sông, suối, khe để cấp nước sinh hoạt. Khu xa trung tâm xã: Xây dựng các công trình chứa nước như bể, hồ, đào giếng...
Các địa phương tăng cường vận động các hộ dân đấu nối, sử dụng các công trình nước sạch. Ảnh: BQN.
Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh xác định những nhiệm vụ quan trọng trong cấp nước sạch nông thôn. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước đã được đầu tư; xem xét bàn giao các công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả cho các đơn vị cấp tỉnh có đủ năng lực quản lý, hình thành các công trình cấp nước tập trung quy mô lớn, cấp nước liên xã, liên huyện nhằm đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững.
Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước đã được đầu tư; xem xét bàn giao các công trình cấp nước quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả cho các đơn vị đủ năng lực quản lý, hình thành các công trình cấp nước tập trung quy mô lớn, cấp nước liên xã, liên huyện, loại bỏ các công trình cấp nước sử dụng nguồn nước thô từ sông nội đồng nhằm đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững.
Đồng thời, xây dựng và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá nước sạch nông thôn; Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước tập trung theo hướng an toàn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; Hướng dẫn lập, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đảm bảo ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
Tại những vùng khó khăn về nguồn nước, vùng chưa có khả năng tiếp cận công trình cấp nước tập trung thực hiện các giải pháp cấp nước quy mô nhỏ như đầu tư thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình, xây dựng bể trữ nước mưa hoặc các hình thức trữ nước khác phù hợp để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt; Nghiên cứu ứng dụng và nhân rộng các mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình, cụm dân cư, trường học trong trường hợp khẩn cấp do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương tăng cường vận động các hộ dân đấu nối, sử dụng các công trình nước sạch hiện chưa đấu nối đủ công suất; đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước tập trung hiện có. Đồng thời xây dựng phương án quản lý khai thác dựa vào cộng đồng đối với các công trình có công suất nhỏ để nâng cao hiệu quả các công trình; chỉ đạo tập trung trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa, bảo vệ nguồn sinh thủy tại các khu vực đầu nguồn các công trình nước sạch; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để đầu tư nâng cấp hoàn thiện hệ thống cung cấp nước sạch tập trung...
Thu Trang
Bình luận