Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 14:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Nâng cao hiệu quả công trình cấp nước sạch nông thôn

Thứ ba, 07/03/2023 07:03

TMO - Tỉnh Cà Mau tiếp tục huy động, ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình cấp nước sạch nông thôn, qua đó nâng cao tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận, sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.

Với nhiệm vụ đưa nước sạch về vùng nông thôn phục vụ người dân, hàng năm Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Cà Mau đều rà soát lại các vùng bị thiếu nước và nhu cầu sử dụng nước của người dân để nâng cấp cải tạo các công trình nước sạch tập trung được đầu tư đã và đang đi vào hoạt động giải quyết nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân vùng nông thôn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 200 công trình cấp nước tập trung. Trong đó, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường đang quản lý 25 công trình, cung cấp nước sạch cho khoảng 23.000 hộ dân vùng nông thôn. Những công trình do Trung tâm quản lý đều hoạt động hiệu quả, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. Qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh lên 94,52% và tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 17,05%.  

Tỉnh Cà Mau tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công trình cấp nước sạch khu vực nông thôn. 

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cho biết, để tạo điều kiện cho người dân ở các xã vùng nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, tại các trạm cấp nước đều có nhân viên quản lý, vận hành 24/24 giờ. Do có nhân viên trực nên việc phát hiện sự cố hư hỏng được khắc phục nhanh nhất có thể, hạn chế tình trạng cúp nước. Hàng tháng, quản lý các trạm nước phải trực tiếp về Trung tâm thực hiện nhiệm vụ đăng nộp tiền, báo cáo tình hình hoạt động, thanh quyết toán vật tư chi phí đã tạm ứng và tạm ứng vật tư mới dự phòng cho tháng tiếp theo. 

Để tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp thêm các công trình nước sạch phục vụ cho người dân vùng nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự án “Công trình trữ nước và hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn”. Đề xuất này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất chủ trương đầu tư,với tổng kinh phí 107,42 tỷ đồng để xây dựng 13 hạng mục công trình cấp nước, gồm: 06 hạng mục xây dựng mới và 07 hạng mục nâng cấp, mở rộng mạng đường ống.

Đồng thời, phía tỉnh Cà Mau cũng đối ứng với dự án này hơn 74 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư mạng đường ống nhánh cấp nước đến hộ gia đình sau tuyến ống chính, với mục tiêu cấp nước sạch cho khoảng 14.000 hộ dân trên địa bàn nông thôn của tỉnh. Ngoài dự án nêu trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư xây dựng và nâng cấp, cải tạo một số công trình ở những khu vực đặt biệt khó khăn để kịp thời phục vụ nước sạch, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Địa phương này phấn đấu đến năm 2030 nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 50%. 

Thời gian qua, tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến bất thường. Theo thống kê, hiện có khoảng 94% người dân nông thôn, tương đương khoảng 218.000 hộ tại Cà Mau được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, có đến 75% trong số này hiện đang sử dụng nước giếng khoan riêng lẻ; số hộ được sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung còn rất hạn chế, chỉ khoảng 41.000 hộ. đã tác động đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh.

Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2030 có 65% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày, phấn đấu nâng tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 50%; 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. 

Đến năm 2045 phấn đấu có trên 75% người dân nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. Đảm bảo người dân nông thôn được tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.  

 

 

Mai Phương

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline