Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 06:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa

Thứ hai, 23/05/2022 12:05

TMO - Để kiểm soát rác thải nhựa, ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều giải pháp hướng đến việc tăng cường quản lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn.

Theo thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM mỗi ngày thành phố có khoảng 9.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, được thu gom xử lý. Trong đó, thành phần chất thải có giá trị, có thể tái chế chiếm khoảng 20-25% (bao bì nhựa, giấy, kim loại…).

Hiện nay, một phần chất thải nhựa có giá trị cao được người dân phân loại bán phế liệu, một phần tiếp tục được phân loại và tái chế tại các nhà máy xử lý tập trung của thành phố, phần còn lại (chủ yếu là bao bì nhựa màng mỏng ít có giá trị) được thu gom xử lý cùng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác.

Thành phố HCM tăng cường triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng trên địa bàn 

Để tăng cường quản lý, giảm thiểu rác thải nhựa, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai nhiều kế hoạch nhằm kiểm soát ô nhiễm do chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy với các chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, thành phố đặt mục tiêu 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn sẽ sử dụng các loại bao bì thân thiện môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt để thay thế túi ni lông khó phân hủy. Đồng thời, tiểu thương tại các chợ dân sinh sẽ giảm 50% sử dụng bao bì ni lông khó phân hủy trong việc đóng gói sản phẩm cho người tiêu dùng.

Để thực hiện mục tiêu này, thành phố Hồ Chí Minh sẽ rà soát, đánh giá hiện trạng các nguồn thải nhựa phát sinh, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc quản lý, giảm thiểu chất thải nhựa. Thành phố cũng sẽ tiếp tục vận động, đôn đốc các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ dân sinh… phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà thành phố đưa ra.

Địa phương này hướng tới mục tiêu toàn bộ hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng bao bì thân thiện với môi trường 

Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thành phố vừa mới ban hành quyết định về kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn thành phố.

Theo kế hoạch, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% nông, ngư dân tại vùng ven biển, vùng nuôi tập trung và cán bộ quản lý thủy sản các cấp được phổ biến tuyên truyền, tập huấn về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa; 100% cán bộ quản lý rừng phòng hộ, hộ dân giữ rừng được tuyên truyền về quản lý và hành động giảm thiểu rác thải nhựa.

Đồng thời, giảm thiểu sử dụng loại vật tư, dụng cụ chuyên dùng bằng nhựa dùng một lần từ 20% trở lên; giảm 50% sử dụng phao xốp trong nuôi biển; từ 80% trở lên cơ sở chế biến thủy sản quy mô nhỏ thay thế 30% túi nhựa dùng một lần bằng loại thân thiện môi trường hoặc nhựa sử dụng nhiều lần.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nâng cao tỷ lệ thu gom, phân loại, tái sử dụng, xử lý rác thải nhựa từ các hoạt động sản xuất thủy sản. Cụ thể, 100% tàu khai thác thủy sản thu gom rác thải nhựa mang về bờ, tập trung tại các điểm thu gom, chuyển các đơn vị có chức năng xử lý; 100% các cơ sở nuôi trồng thủy sản tại vùng nuôi trồng tập trung thu gom, phân loại rác thải nhựa chuyển các đơn vị có chức năng xử lý... 

Các giải pháp hạn chế rác thải nhựa đối với ngành thủy sản được TP HCM chú trọng triển khai 

Thành phố phấn đấu đến năm 2025 đạt mục tiêu 80% chất thải rắn sinh hoạt sẽ được xử lý theo hướng tái chế, tái sử dụng và tái sinh năng lượng. Do đó, thành phố sẽ tích cực tìm kiếm, phối hợp với các tổ chức, đơn vị quan tâm đến lĩnh vực thu gom, tái chế chất thải nhựa để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả tái chế.

Từ đó, từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm vệ sinh môi trường, vứt bỏ chất thải, chất thải nhựa bừa bãi ở nơi công cộng theo quy định...

 

Hồng Thảo

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline