Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 23/03/2025 07:03

Tin nóng

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế xanh, năng lượng sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ trong 70 năm qua

Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đầu tư của thế giới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia

Số vụ vi phạm về môi trường trong 2 tháng đầu năm giảm

Khẩn trương kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng thị trường lúa gạo

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh

Chủ nhật, 23/03/2025

Nạn đói trầm trọng tại khu vực Đông và Trung Phi

Thứ ba, 11/03/2025 12:03

TMO - Có khoảng 82,1 triệu người tại Đông và Trung Phi đang rơi vào tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng, cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.

Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển khu vực Đông Phi (IGAD), trong 82,1 triệu người có , hơn 53,1 triệu người thuộc 7/8 quốc gia thành viên IGAD, gồm Djibouti, Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Sudan và Uganda. Ngoài ra, các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là Tanzania, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo và Burundi.

(Ảnh minh họa). 

Đáng chú ý, Sudan và Cộng hòa dân chủ Congo hiện là 2 quốc gia có mức độ mất an ninh lương thực cao nhất thế giới. Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại khu vực này xuất phát từ các nguyên nhân chính như thiên tai khắc nghiệt, xung đột leo thang, bất ổn kinh tế vĩ mô và làn sóng di cư trên diện rộng.

Cộng hòa dân chủ Congo đang là quốc gia có số người thiếu lương thực cao nhất, với 25,5 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, đặc biệt tại các tỉnh Bắc Kivu, Ituri, Nam Kivu và Tanganyika, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột kéo dài. Tại Sudan, con số này là 24,6 triệu người.

Cuối năm 2024, châu Phi được đánh giá là khu vực mất an ninh lương thực nhất thế giới, với 58% dân số đang phải chịu tình trạng nêu trên ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng. Theo FAO, vào năm 2050, sản lượng lương thực toàn cầu phải tăng tới 70% so với thời điểm hiện tại mới có thể nuôi sống được dân số thế giới dự kiến tăng lên 9 tỷ người. Nếu không đảm bảo, châu Phi sẽ là nơi đầu tiên rơi vào thảm cảnh thiếu lương thực tồi tệ./.

 

 

Bích Hà 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline