Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 02/05/2025 09:05

Tin nóng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thứ sáu, 02/05/2025

Nam Định đảm bảo an toàn công trình xây dựng, nhà ở trong mùa mưa bão

Thứ tư, 30/04/2025 16:04

TMO - Sở Xây dựng Nam Định chủ động lập kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành và chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ động kế hoạch, phương án phòng chống để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản, an toàn công trình trong mùa bão, lũ.

 Năm 2024, tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 và hoàn lưu bão số 2, số 4, gây mưa lũ nghiêm trọng; tổng thiệt hại ước tính hơn 1.023 tỷ đồng, tăng 830,1 tỷ đồng so với năm 2023. Thực hiện nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã phối hợp duy trì nghiêm túc chế độ trực cứu hộ, cứu nạn; thực hiện nghiêm các chỉ thị, kế hoạch về ứng phó thảm họa, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Trước mùa mưa bão năm nay, Sở Xây dựng tỉnh đã thành lập và kiện toàn bộ máy chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) của ngành Xây dựng để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN. 

Để đảm bảo hiệu quả phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, Sở Xây dựng yêu cầu các đơn vị và cá nhân khi nhận được lệnh huy động phải nhanh chóng đến nơi xảy ra thiên tai, đồng thời khi tham gia các hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy tại hiện trường. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra chất lượng các công trình, các công trường đang thi công; kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của các dự án; chỉ đạo các chủ đầu tư, đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công và có phương án ứng phó kịp thời với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng. 

Đối với những công trình đang thi công xây dựng, Sở Xây dựng yêu cầu các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công xây dựng phải kiểm tra, rà soát những vị trí nguy hiểm, có khả năng gây mất an toàn để có biện pháp kịp thời xử lý, khắc phục, bảo đảm an toàn cho người và công trình. Thường xuyên kiểm tra công trường, bảo đảm các thiết bị làm việc trên cao như giàn giáo thi công, cần trục tháp, máy vận thăng… được liên kết chắc chắn với kết cấu công trình.

Đặc biệt lưu ý công tác an toàn điện, an toàn thiết bị và máy thi công. Nếu cần thiết phải tháo dỡ hoặc hạ thấp độ cao của các loại vật liệu, trang thiết bị. Tất cả các xe, máy xây dựng phải có đủ hồ sơ kỹ thuật, phải có các thông số cơ bản, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, sửa chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật.

Các đơn vị chủ động phương án đảm bảo an toàn về nhà ở, các công trình xây dựng mùa mưa bão (Ảnh minh họa). 

Đối với công trình đang sử dụng, Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý, sử dụng công trình tổ chức kiểm tra, rà soát, sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình. Các công trình xuống cấp, nguy hiểm phải định kỳ kiểm tra, có phương án và kế hoạch sửa chữa, gia cố đảm bảo an toàn cho sử dụng, chủ động triển khai các phương án phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn cho người và tài sản, có phương án sơ tán các hộ dân khỏi những căn nhà có nguy cơ sụp đổ do mưa bão, nước biển dâng, nước lũ đến nơi an toàn khi cần thiết.

Đối với công trình nhà bán kiên cố, Sở Xây dựng đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị và UBND cấp xã tuyên truyền, hướng dẫn cách gia cố và phòng chống thiên tai tới các khu dân cư để đảm bảo an toàn tính mạng cho người và tài sản.

Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật, Sở chủ động rà soát các quy hoạch thoát nước và kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước của các đô thị nhằm đảm bảo việc phân vùng, thoát lũ, đảm bảo chống ngập úng đô thị. Kiểm tra kế hoạch duy tu, bảo trì và nạo vét hệ thống tiêu thoát nước chính tại các khu vực thường xuyên xảy ra ngập úng cục bộ khi có mưa, bão và có các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn. Lập phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và có giải pháp bảo vệ, phòng ngừa khắc phục sự cố khi xảy ra mưa bão.

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn công trình xây dựng, nhà ở trong mùa mưa bão, Sở Xây dựng đề nghị chính quyền các địa phương cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ các hộ có nhà ở tạm, không an toàn; đặc biệt đối với các hộ gia đình người có công, hộ nghèo, người neo đơn, người tàn tật.

UBND các huyện, thành phố, chủ quản lý, chủ sử dụng phối hợp triển khai phương án, kế hoạch chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, gần nhà ở, lưới điện…; đốn hạ cây xanh rỗng, mục, không để cây xanh ngã đổ khi xảy ra lốc xoáy, giông gió, mưa bão làm ảnh hưởng đến tính mạng người dân và ùn tắc giao thông. Các chủ đầu tư, chủ quản lý các công trình xây dựng phân công lãnh đạo thường trực, bố trí lực lượng, phương tiện tham gia PCTT&TKCN. 

Trước đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xác định 31 trọng điểm xung yếu cần đặc biệt chú ý trong ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025; trong đó có 27 trọng điểm tuyến đê, kè, cống, sông; 4 trọng điểm tuyến đê, kè biển thuộc khu vực biển của tỉnh Nam Định quản lý.

Nhiệm vụ đề ra là các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng thủ dân sự, Luật Phòng, chống thiên tai; các nghị định, chỉ thị của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý đê điều, phòng, chống lũ bão và các văn bản liên quan; duy trì chế độ trực cứu hộ, cứu nạn, theo dõi sát tình hình thời tiết, tham mưu kịp thời các biện pháp ứng phó hiệu quả.

Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho lực lượng vũ trang tỉnh và nhân dân; phối hợp các lực lượng, tổ chức luyện tập các phương án tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống cháy, nổ; cứu sập; cháy rừng. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó; thực hiện phương châm "4 tại chỗ", lấy "Phòng tránh là chính", đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; rà soát, điều chỉnh kế hoạch ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hiệp đồng với các đơn vị Bộ Quốc phòng, Quân khu 3 để tăng cường ứng phó thiên tai.../.

 

Ngọc Lan 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline