Hotline: 0941068156
Thứ sáu, 15/11/2024 11:11
Thứ hai, 13/06/2022 15:06
TMO - Vùng na Đông Triều (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính (tháng 7 và tháng 8 hàng năm). Đây là một trong những vùng sản xuất na lớn nhất khu vực miền Bắc.
Thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) có khoảng gần 1.600 hộ trồng na với diện tích trên 800 ha (gồm na dai và na bở), Vùng na tập trung tại các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, Bình Khê... với sản lượng thu hoạch khoảng trên 6.500 tấn quả. Thời điểm thu hoạch na chính vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, còn na gối vụ (trái vụ) sẽ cho thu hoạch từ cuối tháng 10 đến hết tháng 11.
Na dai Đông Triều từ lâu được biết đến với mùi vị đặc trưng, thơm ngon, ngọt sắc, quả to không quá to, vỏ mỏng, bóng, sáng màu,... và thường chín sớm hơn so với na ở những vùng khác.
Chị Huệ Anh (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) trong một chuyến du lịch tại Hạ Long, trên đường về Hà Nội, chị Huệ Anh cùng các thành viên trong gia đình có ghé qua vùng na Đông Triều vào đúng dịp người dân đang thu hoạch na, chị và các thành viên trong gia đình được chủ vườn tặng mỗi người một quả để ăn thử. Chị Huệ Anh cho biết, so với na ở các nơi khác, na ở đây tuy quả không quá to nhưng rất thơm, vỏ mỏng, ít hạt và ngọt lịm. “tôi đã đến một số vùng na để khám phá trải nghiệm nhưng có lẽ na nơi đây vượt trội so với những vùng khác”, chị Huệ Anh nói.
Vợ chồng bà Thu, người đã có trên 20 năm bán hàng hoa quả gần khu chợ Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, cứ đến mùa na (tháng 7,8 hàng năm), do nhu cầu người tiêu dùng, của hàng hoa quả của bà nhập rất na từ Lạng Sơn, Lai Châu, Bắc Giang…nhưng khách chủ yếu chọn na từ vùng na Đông Triều. Theo bà Thu, na Đồng Triều tuy không quảng cáo nhiều như các vùng khác nhưng lại được khách mua nhiều hơn bởi na Đông Triều thơm và có vị ngọt tự nhiên, na chín đều không bị sượng (ngoài tuy chín nhũn nhưng bên trong lại cứng – pv).
Có lẽ vì những nét đặc trưng riêng nên na đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực của người dân vùng na thị xã Đông Triều. Ông Đỗ Văn Sinh (thôn Khê Thượng, xã Việt Dân), người có trên 40 năm gắn bó với cây na cho biết: Do hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên na ở đây rất chất lượng, người nông dân cần cù lao động, chịu khó học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc nên cây na luôn được coi là cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu của người dân địa phương với thu nhập khoảng từ 100 đến cả tỷ đồng mỗi vụ (tùy thuộc diện tích trồng).
Theo tìm hiểu, để bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí trong hoạt động sản xuất nông sản, hầu hết các hộ dân trồng na tại thị xã Đông Triều đã được tập huấn, trang bị cơ bản kiến thức bảo vệ môi trường. Theo đó, các hộ trồng na đã chuyển đổi từ sử dụng thuốc phòng sâu bệnh có hàm tính độc hại cao sang sử dụng thuốc, phân bón thân thân thiện môi trường và không sử dụng hóa chất kích thích trong quá trình quả na sinh trưởng cho đến khi thu hoạch, tiêu thụ.
Hà Thương
Bình luận