Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Mỹ Đức (Hà Nội): Cần đảm bảo chất lượng môi trường trong thi công đường liên xã

Thứ ba, 20/08/2024 16:08

TMO - Hiện nay, việc thực hiện dự án tuyến đường liên xã Tuy Lai – Đồng Tâm trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân khu vực.   

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với sự quyết tâm, nỗ lực hết mình của cả hệ thống chính trị và nhân dân, huyện Mỹ Đức đã xây dựng thành công, đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Đến nay, toàn huyện đã có 21/21 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành sớm chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đề ra.  

Sau khi hoàn thành xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức tiếp tục dồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu với mục tiêu xuyên suốt là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân. Trước đó, ngày 1/4 Huyện ủy Mỹ Đức đã ban hành Nghị quyết về xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2024-2025 và những năm tiếp theo.   

Địa phương này xác định kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, qua đó đã huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giao thông. Đến nay, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường được xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành chương trình xây dựng huyện nông thôn mới. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các dự án cũng cần bảo đảm chất lượng môi trường, hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.   

Triển khai dự án đường liên xã Tuy Lai đi xã Đồng Tâm (tránh Thượng Lâm) trên địa bàn huyện Mỹ Đức. 

Theo ghi nhận của PV Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, dự án đường liên xã Tuy Lai đi xã Đồng Tâm (tránh Thượng Lâm) trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) được thực hiện bởi Công ty Vinasan Hà Nội và Công ty TNHH Dịch vụ và Thương Mại Phương Anh. Trong quá trình thực hiện dự án cũng xuất hiện nhiều bất cập về công tác bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.   

Quá trình triển khai dự án ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của người dân dọc tuyến đường.   

Theo khảo sát thực tế, dọc tuyến đường đang thi công có nhiều điểm tập kết vật liệu thải khiến tuyến đường gồ ghề, ngày mưa thì lầy lội, ngày nắng thì bụi mù mịt khiến đời sống người dân bị ảnh hưởng. Tại thời điểm đầu tháng 8/2024, tại điểm thi công không ghi nhận biển cảnh báo công trường đang thi công.

Bên cạnh đó, tại tuyến đường đang thi công xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà,  những ngày mưa khi xe đi qua thì nước mưa và bùn đất bắn lên tung tóe. Ngày nắng thì bụi bặm, người dân dọc quanh tuyến đường nhà nào không bán hàng thì cửa đóng then cài, còn các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ phải lau lau chùi đồ dùng thường xuyên bởi bụi mịn bám đầy cửa và kệ hàng hóa... 

Người dân sinh sống dọc tuyến đường bức xúc với tình trạng tuyến đường này những ngày mưa thì lầy lội, trời nắng thì bụi trắng xóa. 

Chị Trần Thu T cho biết: Những ngày qua nắng mưa liên tục con đường này cứ tái diễn tình trạng trời mưa thì lầy lội, ngày nắng thì bụi trắng xóa, nhất là khi có xe ô tô trọng tải lớn đi qua, lớp cửa kính nhà tôi được phủ kín bụi bẩn. Tình trạng này khiến gia đình tôi phải đóng cửa cả ngày. 

Anh Nguyễn Văn B (người dân địa phương) cho biết: Dự án đã được thực hiện hơn 1 năm nay nhưng không thấy xe tưới nước giảm bụi nên bụi bẩn phát tán, ảnh hưởng đến đời sống người dân chúng tôi.

Trên tuyến đường có nhiều đoạn gồ ghề, tuy nhiên cũng không có biển cảnh báo....nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông. 

Ngoài ra, tại buổi làm việc với ông Vương Quang Hợp - Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Đức về vấn đề nguồn tài nguyên đất san lấp và đất đắp nền tại dự án và đất bóc phong hóa được thực hiện như thế nào thì ông Hợp cho biết: “Dự án được thực hiện tại thời điểm nguồn vật liệu, cụ thể là đất rất khan hiếm trên toàn thành phố Hà Nội, nên đất thì tận dụng đất và phong hóa ở nền cũ đặt vào nền đường...”. Khi phóng viên đề nghị được tiếp cận những hồ sơ ghi chép về công tác kiểm tra, giám sát việc san lấp và đổ thải trong quá trình thực hiện dự án thì ông Hợp từ chối cung cấp...  

Có thể thấy, việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn trong đó chú trọng đầu tư nâng cấp, xây mới nhiều tuyến đường góp phần quan trọng trong nâng cao đời sống nhân dân, hoàn thành chương trình xây dựng huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, việc kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thi công là nhiệm vụ cần được các đơn vị chú trọng triển khai, hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân khu vực. Ngoài ra, các giải pháp đồng bộ như phân luồng giao thông, hạn chế phương tiện di chuyển vào khu vực xây dựng, áp dụng việc phun, rửa phương tiện ra vào công trường, phun nước giảm phát tán bụi… cũng cần phải được đơn vị thi công tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.

Thực tế này, đòi hỏi cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức cần kiểm tra, sớm có giải pháp nhằm đảm bảo môi trường trong việc triển khai tuyến đường liên xã, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.   

 Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng 

Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng như sau: Khi cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng phải bảo đảm các công trình, hạng mục công trình, thiết bị xử lý chất thải, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;  Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định;  Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 02/2018/TT-BXD quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng. Thông tư 02/2018 nêu rõ, đối với chủ dự án, cần lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền xác nhận trước khi thi công xây dựng công trình. 

Chủ đầu tư phải có trách nhiệm đình chỉ thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường khi phát hiện nhà thầu vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công hoặc có nguy cơ dẫn đến mất an toàn môi trường. Đồng thời, chủ đầu tư phải phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình xử lý, khắc phục khi xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường; kịp thời báo cáo, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và các vấn đề phát sinh.

Đối với nhà thầu thi công xây dựng, thực hiện kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công gói thầu; Dừng thi công xây dựng công trình khi phát hiện nguy cơ xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng và có biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi tiếp tục thi công.../. 

 

 

Phong Vũ

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline