Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 03:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Mùa hoa ban ở Tây Bắc

Thứ ba, 13/02/2024 13:02

TMO – Từ khoảng giữa tháng 2, khi đào, mận thôi khoe sắc cũng là lúc hoa ban bung nở trên núi rừng Tây Bắc. Loài hoa mang mầu trắng tím và hồng, vừa dịu dàng, vừa thuần khiết chinh phục trái tim bao lữ khách ghé qua. Mùa hoa ban, cả đất trời Tây Bắc bỗng sáng bừng, rực rỡ.

Hoa ban nở rộ vào dịp tháng 2, tháng 3 dương lịch. Khoảng thời gian này những người yêu thích thiên nhiên thường chuẩn bị cho mình chuyến hành trình mùa xuân lên Tây Bắc đầy thú vị. Không chỉ đến để thưởng thức vẻ đẹp của những loài hoa nơi núi rừng mà còn đến để tận hưởng không gian trong lành, tươi mới của tiết trời mùa xuân và ghi lại khoảnh khắc ấn tượng của thiên nhiên.

Nhiều đời nay, hoa ban đi vào đời sống văn hoá - tâm linh của người dân Tây Bắc một cách rất tự nhiên, nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân nồng cháy, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban vào mỗi độ xuân về.

Hoa ban cũng là biểu tượng kiêu hãnh trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc bởi đó là biểu trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người phụ nữ, cũng là biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, tình yêu và cả sự no ấm, tấm lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, sự tôn kính các vị thần linh…

Cây ban thân mộc, không mọc thẳng mà khẳng khiu uốn khúc, chia cành phân nhánh như có bàn tay tạo dáng của đấng hóa công. Về mùa đông cây ban tự mình trút lá, dồn nhựa vào thân, đợi sang xuân ấm áp đâm chồi nảy lộc. Lá ban mọc cách, không xếp thành tán và không rậm rạp như các loài cây khác; lá hình móng bò, rất giống hai trái tim đặt cạnh nhau. Sức sống của cây ban thật mãnh liệt, dù trên đồi cỏ gianh khô cằn hay bám vào vách đá cheo leo, cứ qua mùa đốt nương là cây ban trỗi dậy trong sự trường sinh bất tử.

Ban có hai loài, hoa đỏ và hoa trắng, loài hoa trắng chiếm đa số. Hoa ban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa gồm từ 4 - 5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũ nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọi hoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa hoa ngọt, đó vừa là danh từ vừa là tính từ. Hằng nǎm, khi tiết trời sang xuân, hoa ban lác đác nở, rộ nhất và đẹp nhất là cuối tháng 2, đầu tháng ba dương lịch, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây ban như chỉ có hoa mà không có lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thể nông lịch của mình, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn.

Mùa hoa ban, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban, không phải để chơi mà là để ǎn. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt mǎng chua... đó là thuộc tính riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa khác không có được. Theo kinh nghiệm thảo dược dân gian: Lấy 15 - 20 gam hoa ban phơi khô, sắc trong khoảng 500 ml nước, còn lại khoảng 100 ml. Sau đó, chia uống làm ba lần sáng - trưa - tối trong ngày (có thể pha thêm chút đường), trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban cũng dưới dạng sao vàng hạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả. Trong kho tàng vǎn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Bắc, hoa ban kiêu hãnh xuất hiện trong các trường ca, các truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hằng đêm.

Điện Biên là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, nơi mà người dân tộc Thái chiếm tỷ lệ lớn với khoảng gần 40%. Khó có thể thống kê, tuy nhiên, Điện Biên được xem là “thủ phủ” của loài hoa ban. Lễ hội Hoa ban là hoạt động thường niên của tỉnh Điện Biên và tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 gắn với sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Theo thông lệ hằng năm, vào trung tuần tháng 3 tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ hội Hoa Ban nhằm giới thiệu, quảng bá về vùng đất và con người Điện Biên, cũng như giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của tình nhằm thu hút đầu tư và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Đặc biệt, đây là dịp để giới thiệu, bảo tồn, phát huy các loại hình di sản văn hóa dân tộc của tỉnh Điện Biên mà tiêu biểu là hình tượng “Hoa Ban” biểu trưng cho mảnh đất, con người Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

 

 

BẢO HÂN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline