Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 02/05/2025 12:05

Tin nóng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thứ sáu, 02/05/2025

Mở rộng thị trường xuất khẩu tôm

Thứ tư, 30/04/2025 15:04

TMO - Xuất khẩu tôm duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ nhờ khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở rộng thị trường và đẩy mạnh giá trị gia tăng thông qua chế biến sâu.

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2025, ngành tôm Việt Nam ghi nhận kết quả ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu, với kim ngạch xuất khẩu đạt 288 triệu USD, tăng vọt 125% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm hùm, tăng mạnh để phục vụ tiêu dùng nội địa và chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ Lao động (1–5/5).

Mỹ là thị trường lớn thứ hai, ghi nhận xuất khẩu tôm đạt 134 triệu USD, tăng 11%. Nhu cầu tiêu thụ tại Mỹ tăng, kết hợp với hiệu quả từ Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ 2025 (diễn ra từ 16–18/3 tại Boston), đã thúc đẩy đơn hàng. Doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng sự kiện này để mở rộng gian hàng, tiếp cận khách hàng mới và tái kết nối với các đối tác truyền thống.

Thị trường EU cũng ghi nhận tăng trưởng khả quan với kim ngạch 107 triệu USD, tăng 33%. Giá tôm chân trắng đi ngang ở mức 7,6 USD/kg, trong khi tôm sú tăng nhẹ lên 10,9 USD/kg trong tháng 3. Triển lãm Thủy sản Toàn cầu 2025, diễn ra từ 6–8/5 tại Barcelona, Tây Ban Nha, được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy đơn hàng từ EU trong quý II, giúp ngành tôm duy trì đà tăng trưởng.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai thị trường cho thấy sự phục hồi tích cực, với kim ngạch lần lượt đạt 124 triệu USD (tăng 20%) và 77 triệu USD (tăng 16%). Nhật Bản đặc biệt ưa chuộng tôm chế biến và đông lạnh tiện lợi, nhưng giá xuất khẩu có xu hướng giảm: tôm chân trắng từ 9,5 xuống 8,4 USD/kg, tôm sú từ 14,7 xuống 13,6 USD/kg. Hàn Quốc cũng chứng kiến biến động giá tương tự, phản ánh áp lực cạnh tranh từ các nước châu Á khác. 

Việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, nâng cao giá trị sản xuất là nhiệm vụ quan trọng được đẩy mạnh triển khai (Ảnh minh họa). 

Mạng lưới các FTA mà Việt Nam ký kết và triển khai với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế đã tạo nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp mở rộng thị trường quốc tế Việt Nam đã tham gia hai FTA thế hệ mới với Vương quốc Anh là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA). Anh là thị trường đơn lẻ lớn thứ sáu về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5,5% trong tổng kim ngạch.

Đối với khu vực Trung Đông, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) được ký kết tháng 10/2024, đã mở ra thị trường đầy triển vọng đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta.

Cùng với những lợi thế từ các thị trường xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cũng đang đối mặt với làn sóng cạnh tranh mới từ các quốc gia như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia. Ecuador tiếp tục dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm, với mức tăng trưởng 3% trong năm 2025, nhờ vị trí địa lý gần Mỹ và chi phí logistics thấp hơn. Ấn Độ, dù chịu thuế 26% tại Mỹ, vẫn duy trì giá cạnh tranh nhờ sản lượng lớn và chiến lược đầu tư vào chế biến sâu.

Trong khi đó, giá thành sản xuất cao tại Việt Nam, kết hợp với chi phí logistics tăng và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu biến động, khiến ngành tôm khó duy trì lợi thế cạnh tranh. nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn như Trung Quốc và EU đang chậm lại, với các nhà nhập khẩu thận trọng trong việc đặt hàng số lượng lớn. Tồn kho giá rẻ tại Mỹ cũng khiến khách hàng do dự mua tôm với giá cao, làm gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam trong quý II/2025. 

Để đạt mục tiêu 4 tỷ USD trong năm 2025, ngành tôm Việt Nam cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, doanh nghiệp cần tận dụng các triển lãm quốc tế như Seafood Expo Global 2025 để quảng bá thương hiệu, tiếp cận khách hàng mới và cập nhật xu hướng tiêu dùng. Việc đầu tư vào công nghệ chế biến, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như FDA, ASC, MSC, và xây dựng thương hiệu "Thủy sản Việt Nam" gắn với giá trị bền vững sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh.

Để mở rộng thị phần xuất khẩu tôm tại châu Âu, doanh nghiệp cần đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã. Đồng thời duy trì lợi thế và bảo đảm tốc độ tăng trưởng, ngành tôm cần thực hiện giải pháp giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển vùng nuôi, logistics, ngành hàng tôm cần phải tổ chức lại tổ chức sản xuất, các khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến, xúc tiến thương mại để song hành với nhau. Xây dựng chất lượng nguồn giống đạt chất lượng cao để chủ động trong sản xuất và giảm chi phí trong quá trình nuôi cũng như hạn chế dịch bệnh.

Phương thức nuôi hướng đến sản xuất xanh, ít phát thải và ứng dụng công nghệ số, truy xuất nguồn gốc. Doanh nghiệp, người nuôi tôm cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong bối cảnh và tình hình mới trong nước và toàn cầu. Đặc biệt là chủ động nghiên cứu các yêu cầu mới của thị trường, áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất, chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và thúc đẩy thương mại đảm bảo không vướng mắc các quy định mới./.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

 

.

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline