Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 18:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Mở lại các giếng khoan phục vụ cấp nước sinh hoạt

Thứ sáu, 19/04/2024 14:04

TMO - UBND tỉnh Long An thống nhất mở lại các giếng khoan ngay để phục vụ cho người dân các xã vùng hạ huyện Cần Giuộc đến khi kết thúc mùa khô năm 2024. Sau đó, các giếng được xử lý đưa về trạng thái giếng dự phòng.

Thời gian qua, tình hình hạn, mặn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt, một số địa phương vùng hạ của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, người dân bị thiếu nước sinh hoạt. Với phương châm quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt, UBND tỉnh thống nhất và yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp UBND huyện Cần Giuộc, chủ đầu tư các giếng khoan khẩn trương rà soát lại các giếng khoan trên địa bàn các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sạch sinh hoạt mở lại các giếng khoan ngay để phục vụ cho người dân đến khi kết thúc mùa khô năm 2024, sau đó, thì xử lý các giếng này làm giếng dự phòng. 

Đối với các giếng khoan thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ TN&MT, Sở TN&MT khẩn trương tham mưu, dự thảo văn bản trình UBND tỉnh báo cáo Bộ TN&MT đồng thời song song thực hiện thủ tục mở giếng để phục vụ sớm nhất cho người dân trong điều kiện khó khăn.

Công an huyện Cần Giuộc tổ chức chương trình đưa nước sạch đến tận các hộ dân vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. Ảnh: HP.  

Những ngày qua, Công an huyện Cần Giuộc tổ chức chương trình đưa nước sạch đến tận các hộ dân vùng sâu, vùng xa, người già yếu, neo đơn, gặp khó khăn trong đi lại… Hàng tuần, Công an huyện tổ chức cấp nước sạch trong 04 ngày/tuần, mỗi ngày cấp nước sạch tại một xã (xã Tân Tập, Đông Thạnh, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây). Theo đó, mỗi hộ dân được cấp 180 lít nước sạch và 02 lốc nước uống đóng chai/lượt. Có 20 cán bộ chiến sỹ Công an huyện tổ chức vận chuyển nước sạch bằng xe máy đến tận nhà cho người dân. Từ đó, đảm bảo mọi người dân đều có nước sạch để sử dụng đến khi mưa về.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Long An, trong mùa khô 2024, tại huyện Cần Giuộc có hơn 4.600 hộ dân thiếu nước sinh hoạt cục bộ. Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng ở một số xã ở vùng hạ, các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân, đội, nhóm tình nguyện trong và ngoài tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động cấp nước sạch miễn phí cho người dân. 

Theo thống kê, tổng số hộ đang bị trên địa bàn tỉnh Long An là 5.013 hộ dân, tương ứng với 20.052 người, tập trung tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ. Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương thống kê, tổng số hộ đang bị thiếu nước trên địa bàn tỉnh là 5.013 hộ dân, tương ứng với 20.052 người, tập trung tại các huyện gồm: Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ.

Nguyên nhân xảy ra thiếu nước ở các địa bàn huyện Cần Đước, Cần Giuộc do không có nguồn nước cấp tại chỗ để thực hiện công trình cấp nước tập trung mà phải kéo nước từ nơi khác về. Trong mùa khô này, nhu cầu sử dụng nước hầu hết các nơi đều tăng. Do đó, các nhà máy có địa bàn cung cấp nước thì không đủ để cung cấp cho người dân. Ngoài ra, sản lượng cung cấp nước của các nhà máy chưa được đảm bảo.

Các huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Tân Trụ là những địa phương thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An. Ảnh: HD. 

Về giải pháp trước mắt, Sở NN&PTNT tỉnh đã phối hợp với các địa phương khuyến cáo người dân bổ sung dụng cụ để tích trữ nước tạm thời, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý. Ngoài ra, Sở còn phối hợp các đơn vị cấp nước điều tiết nước tạm thời. Các địa phương đã điều các xe để chở nước cung cấp cho người dân. Bên cạnh đó, điều phối nước đóng, mở để làm sao mọi người dân đều có nước để sinh hoạt và nước cung cấp đủ mạnh,…

Sở NN&PTNT cũng sẽ tham mưu với UBND tỉnh Long An làm việc với các nhà máy nước về việc nâng cấp đường ống và tăng công suất để đảm bảo cung cấp nước cho người dân trong thời gian tới  trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước, Sở NN&PTNT cũng đã tham mưu với UBND tỉnh Long An sẽ trình Chính phủ để hỗ trợ địa phương khoảng 164 tỷ đồng để đầu tư, nạo vét các công trình phòng, chống hạn mặn. Trong đó, có 34 tỷ đồng để đầu tư cho công trình cấp nước để đảm bảo trước mắt và lâu dài.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm 2024, xâm nhập mặn tại các tỉnh ĐBSCL sẽ cao hơn, phức tạp hơn so với trung bình nhiều năm; mặn tiến sâu hơn bên trong các hệ thống sông. Để bảo đảm đời sống, sản xuất của người dân trong vùng hạn, mặn, thời gian qua, hàng loạt giải pháp đã được các địa phương triển khai như bảo vệ lúa an toàn, cấp nước sạch cho người dân, vận hành hệ thống cống linh hoạt ngăn mặn…

Đến thời điểm hiện tại, mức độ xâm nhập mặn các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang... mặn phổ biến vẫn cao hơn so với trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016. Trong khi đó, dự báo tổng lượng mưa tháng 4 và 5 thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nguồn nước từ sông Mekong chảy về ĐBSCL vẫn thiếu hụt. Hạn hán, mặn xâm nhập đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nông thôn cả nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng. 

Hiện nay, vẫn còn khoảng 50.000 hộ dân nông thôn tại vùng (khoảng 3,6% số hộ dân nông thôn trên cả nước) bị thiếu nước sinh hoạt. Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các địa phương khu vực ĐBSCL chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức triển khai giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để người dân thiếu nước sinh hoạt, trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng, phương tiện vận chuyển nước để cung cấp cho người dân.

 

 

Trần Nam 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline