Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 16:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Mặn tiếp tục xâm nhập sâu trong những ngày triều cường lên cao

Chủ nhật, 27/03/2022 17:03

TMO - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo: Từ nay đến đầu tháng 4-2022, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở khu vực cửa sông chính.

Theo đó, với ranh mặn 1g/l trên sông Tiền xâm nhập từ 52-54km, sông Hàm Luông 68-72km, các cửa sông khác 54-60km, trên hệ thống sông Vàm Cỏ mặn vào sâu 80-90km. Ven biển Tây, có hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào hoạt động nên tình hình xâm nhập mặn được chủ động kiểm soát.

Tuy nhiên, trong thời gian trên, tại vùng giữa ĐBSCL (bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre), mặn có thể xâm nhập sâu đến 52-60km (tuỳ cửa sông), làm ảnh hưởng thời đoạn đến các cửa lấy nước vào những ngày triều cường lên cao, từ ngày 30-3 đến 2-4-2022.

Vùng ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để. Vì vậy, cần tăng cường công tác giám sát mặn và cần cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để có giải pháp ứng phó.

Các địa phương chủ động tích nước ngay tại vườn để dự trữ nước trước xâm nhập mặn gia tăng 

Cùng thời gian này (30-3 đến 2-4) tại sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây triều cường lên cao nên nồng độ mặn trên sông sẽ có xu hướng tăng mạnh, qua đó công tác vận hành các cống lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp giữa hai sông Vàm Cỏ cần chú ý để có biện pháp công trình ngăn mặn kịp thời, tránh ảnh hưởng tới quá trình lấy nước sản xuất nông nghiệp…

Từ giữa tháng 3 đến nay, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL có giảm, do tại khu vực xuất hiện mưa bao phủ toàn bộ đồng bằng, với lượng mưa trung bình khoảng 10-30mm. Một số nơi xuất hiện mưa lớn với lượng mưa trên 100mm như Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang.

Dự báo, đầu tháng 4 tới, ĐBSCL sẽ có mưa xuất hiện trên toàn vùng, với lượng mưa khoảng 10-20mm, đặc biệt ở vùng thượng nguồn ĐBSCL (bao gồm vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên) có thể lên tới 30mm, góp hạn chế khô hạn, thiếu nước tại các địa phương nêu trên.

 

Thúy Hằng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline