Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 12:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của người M’nông (Bình Phước)

Thứ bảy, 05/10/2024 05:10

TMO - Việc giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người M’nông tại tỉnh Bình Phước không chỉ dừng ở những kỹ thuật dệt, cài màu mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút khách du lịch.

Bằng nhiều cách làm khác nhau, nhiều thế hệ các gia đình dân tộc M’nông tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đăk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa cho buôn làng và quê hương. 

Mỗi sản phẩm thổ cẩm không chỉ là vật chất mà còn mang giá trị tinh thần, suy nghĩ của người M’nông. Các thế hệ người M’nông luôn có ý thức gìn giữ, phát huy và truyền dạy lại nghề dệt cho con cháu. Ở các buôn làng người M’nông, nhiều gia đình và nghệ nhân trẻ tuổi vẫn đang duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của thổ cẩm.

Sau những ngày tất bật với nương rẫy, vào những ngày cuối tuần, hay bất cứ khi nào rảnh, các gia đình  người M’nông lại dành thời gian cho dệt thổ cẩm. Bên khung cửi, những người phụ nữ cẩn thận từng động tác đưa thoi, luồn chỉ, kiên trì dệt nên những tấm thổ cẩm mịn màng.

Nghề dệt thổ cẩm của dân tộc M’nông tỉnh Bình Phước vẫn được bảo tồn, duy trì tới ngày nay. Ảnh: XT. 

Các bà, các mẹ tranh thủ thời gian để dệt nên những chiếc váy thổ cẩm mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Hầu hết các sản phẩm dệt đều dùng khung cửi truyền thống, nên một sản phẩm khi được hoàn thành sẽ cần khá nhiều thời gian. Để diệt được một sản phẩm thổ cẩm truyền thông phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ, công phu, các chị em phụ nữ phải nâng niu từng sợi chỉ để làm nên những sảm phẩm hoàn thiện.

Đã từ lâu, nghề dệt thổ cẩm không chỉ là truyền thống bao đời để lại, giữ gìn và tiếp nối mà còn là niềm đam mê, gắn bó như máu thịt của dân tộc M’nông. Một số cao niên trong làng cho biết, với nghề dệt thổ cẩm của người M’nông thì hoa văn của thổ cẩm rất quý giá. Không biết nghề dệt thổ cẩm chính xác có từ bao giờ, chỉ biết rằng qua bao thế hệ, bà dạy lại mẹ, mẹ dạy lại con, truyền đạt lại bởi vì nghề này rất hay, rất đẹp.

Các gia đình M’nông rất coi trọng thổ cẩm truyền thống, xem nó là bảo vật không thể thiếu trong gia đình như của để dành. Dệt thổ cẩm còn là thước đo, đánh giá một người phụ nữ đảm đang, khéo léo và là hành trang quý giá của người con gái mang theo khi về nhà chồng.

Những trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc M’nông mang đậm truyền thống văn hoá của đồng bào.

Việc bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm không chỉ dừng lại ở sự tâm huyết của cá nhân, chủ thể mà trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nỗ lực mở ra hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của người M'nông.

Để khẳng định những giá trị văn hóa tiêu biểu của nghề thủ công truyền thống, đóng góp cho sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 4/8/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định số 1838/QĐ- BVHTTDL đưa nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tỉnh Bình Phước (xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đắk Nhau (huyện Bù Đăng)) vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Thời gian qua, các chị em phụ nữ thuộc các khu vực trên của tỉnh Bình Phước cũng tích cực giới thiệu, quảng bá về sản phẩm thổ cẩm của mình đến du khách tham quan. Nhờ vậy một số mặt hàng chủ lực và công phu nhất như khăn quàng cổ, váy, khố, áo, chăn đắp… được đặt hàng nhiều hơn, đủ để giúp người dân trang trải cuộc sống và tái đầu tư sản xuất. Đây là hướng đi bền vững và hiệu quả trong bối cảnh đầu ra cho mặt hàng thổ cẩm nói chung của các dân tộc thiểu số ở đây ( nhất là những hoa văn, hoạ tiết của dân tộc M’nông để phân biệt trang phục thổ cẩm với các dân tộc khác) còn gặp rất nhiều khó khăn. 

 

 

Nguyễn An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline