Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Long An kiểm soát chặt chẽ chất lượng môi trường không khí

Thứ năm, 15/02/2024 14:02

TMO - Để kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu các nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường, tỉnh Long An chú trọng đến công tác quan trắc  môi trường không khí, qua đó hạn chế tác động bất lợi tới sức khỏe con người, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Long An thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, số lượng nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng. Đi đôi với phát triển cơ sở sản xuất là phát triển kết cấu hạ tầng, mật độ dân cư gia tăng làm cho mật độ giao thông gia tăng theo. Đây là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí. Thực tế này đòi hỏi công tác quan trắc môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, nhằm hạn chế giảm thiểu ô nhiễm không khí. Thông qua báo cáo chất lượng quan trắc không khí giúp các nhà quản lý môi trường tại địa phương đề ra các chính sách để kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải; đồng thời, có giải pháp cải thiện chất lượng môi trường sống, bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội mang tính bền vững cao.

Trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường giao Trung tâm Phát triển quỹ đất và Dịch vụ tài nguyên, môi trường thực hiện công tác quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp (KCN,CCN), các khu dân cư, đô thị, tuyến giao thông chính trên địa bàn toàn tỉnh. Trong năm 2023, tần suất quan trắc không khí trong năm 2023 là 6 đợt vào các tháng: 3, 4, 6, 8, 10, 11. Mỗi đợt quan trắc, Trung tâm đã thực hiện lấy mẫu 70 điểm và được chia thành 5 nhóm.

Quan trắc khí thải tại các khu, cụm công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng được ngành chức năng tỉnh đẩy mạnh triển khai. 

Cụ thể, các khu, cụm công nghiệp 37 vị trí; khu dân cư 18 vị trí; giao thông 8 vị trí; bãi rác 3 vị trí; nền 4 vị trí. Các điểm, trạm quan trắc môi trường không khí được bố trí tại những nơi phù hợp. Theo kế hoạch quan trắc chất lượng môi trường tỉnh giai đoạn 2021-2025, các thông số quan trắc không khí bao gồm: Tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn. Các thông số lấy mẫu và phân tích khác như lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), cacbon monoxit (CO), bụi lơ lửng tổng số (TSP), chì (Pb). Ngoài ra, đối với khu vực CCN Lợi Bình Nhơn, khu vực KCN Đức Hòa I, khu vực KCN Tân Đức, Hải Sơn, khu vực KCN Thuận Đạo, Nhựt Chánh, CCN Long Định - Long Cang, khu vực KCN Đức Hòa II sẽ quan trắc thêm các thông số đặc trưng của khu vực như NH3, H2S, Phenol, Benzen, Toluen, Xylen.

Qua kết quả quan trắc các đợt trong năm 2023 cho thấy, nồng độ bụi, mức ồn tại tất cả các vị trí quan trắc ở 9 K,CCN trên địa bàn tỉnh đều đạt quy chuẩn và có sự dao động tăng giảm qua các đợt quan trắc trong năm. Nồng độ Phenol, Benzen, Xylen và Toluen tại đa số các vị trí không phát hiện. Ngoại trừ vị trí khu vực giai đoạn 2 KCN Thái Hòa (phía Nam đường 36m) có nồng độ Toluen vào tháng 10/2023 là 22,2µg/nm3. Tại khu dân cư, nồng độ các thông số bụi, SO2, NO2, CO qua 6 đợt quan trắc tại các vị trí đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn. Nồng độ giữa các đợt thay đổi không đáng kể. Trong khi đó, mức ồn tăng giảm không đồng đều giữa các đợt quan trắc. Một số vị trí có mức ồn khá cao. Còn nồng độ chì qua các đợt quan trắc đều không phát hiện. Nhìn chung chất lượng không khí tại các khu dân cư khá tốt, chưa bị ô nhiễm, nồng độ các thông số đều thấp hơn quy chuẩn cho phép.

Tại bãi rác, qua những đợt quan trắc trong năm 2023, nhìn chung nồng độ các thông số bụi, SO2, NO2, CO đều đạt quy chuẩn, nồng độ giữa các đợt có biến thiên tăng giảm nhưng không đáng kể. Riêng các thông số gây mùi hôi như NH3 và H2S hầu hết tại các đợt quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn so sánh, ngoại trừ nồng độ H2S tại Nhà máy Xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa trong đợt quan trắc tháng 01/2023 vượt quy chuẩn cho phép 1,43 lần.

Sở Tài nguyên và Môi trường Long An yêu cầu phòng Tài nguyên Môi trường tại các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đề nghị các nhà máy sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí như lựa chọn nhiên liệu đốt, vận hành lò hơi đúng kỹ thuật, vận hành hệ thống xử lý khí thải đạt hiệu quả. 

Các địa phương trên địa bàn tỉnh kiểm soát hiệu quả công tác xử lý rác thải, giảm thiểu tối đa tình trạng đốt rác gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ảnh: NP. 

Để thực hiện tốt công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 13/02/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường. Trong đó, tăng cường rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động thi công các công trình giao thông, xây dựng thuộc phạm vi quản lý và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, đối với các cơ quan y tế địa phương cần tăng cường, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hành các biện pháp, giải pháp bảo vệ sức khoẻ đối với tình hình ô nhiễm bụi trong không khí tại những thời điểm chất lượng không khí bị ô nhiễm bụi và đối với các cơ quan truyền thông cần sử dụng các kết quả, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí chính thống do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện cung cấp để thông tin cho cộng đồng xã hội thông qua các phương tiện truyền thông hoặc thông tin dự báo thời tiết hàng ngày.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch để giảm phát sinh khí thải, bụi gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, có các giải pháp triệt để, tận thu tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho các mục đính khác, hạn chế tình trạng đốt tại ruộng gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hành vi đốt chất thải rắn sinh hoạt sai quy định.

Qua quan trắc chất lượng môi trường kịp thời phát hiện và cung cấp thông tin về môi trường một cách định kỳ, liên tục giúp phát hiện kịp thời ô nhiễm môi trường, nguy cơ ô nhiễm và đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường, tác động đến con người. Từ đó, xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giải quyết, xử lý kịp thời các vấn đề về môi trường.

Căn cứ vào kết quả quan trắc qua các đợt, Sở Tài nguyên và Môi trường đều có thông báo kết quả quan trắc đến UBND các huyện và các tỉnh phối hợp liên vùng để theo dõi, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường. Các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về bảo vệ cảnh quan môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, yêu cầu các nhà máy sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp thực hiện nghiêm biện pháp bảo vệ môi trường; tiến hành khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá về các nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc định kỳ vào tháng để so sánh và đánh giá sự khác biệt về nồng độ của các chất ô nhiễm so với đợt quan trắc trong năm. Từ đó, tổng hợp sơ bộ mối quan hệ giữa các tác động làm cơ sở đề xuất chương trình quan trắc tiếp theo cũng như biện pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường.

 

 

Đức Lê 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline