Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/09/2024 12:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ sáu, 20/09/2024

Long An đẩy mạnh triển khai các dự án khắc phục sạt lở bờ sông

Thứ sáu, 20/09/2024 07:09

TMO - Trước tình trạng sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn diễn ra với tần suất ngày càng nhiều và rất phức tạp, UBND tỉnh Long An tiếp tục yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của người dân.

Giai đoạn từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 90 điểm sạt lở lớn, nhỏ với tổng chiều dài gần 30km. Từ đó, gây thiệt hại đến tài sản, nhà cửa, đất đai, đường giao thông. Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thiên tai, sạt lở, sụt lún đất ở tỉnh có chiều hướng ngày càng phức tạp, khó lường, mức độ nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 10 vụ sạt lở, sụt lún nghiêm trọng ở các huyện: Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành với tổng chiều dài hơn 2km. Cuối tháng 8 vừa qua, dọc bờ sông Kênh Hàn (khu vực gần tiếp giáp sông Soài Rạp, đoạn thuộc ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc) xảy ra nhiều điểm sạt lở nguy hiểm với tổng chiều dài 180m. Trong đó, có 125m đoạn bờ sông bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhà ở của 5 hộ dân và đe dọa đời sống của gần 20 hộ dân khác cùng nhiều diện tích cây trồng trong khu vực.

Điểm sạt lở tại bờ sông Kênh Hàn thuộc khu vực ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc  

Mới đây, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Kênh Hàn, ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc. Tại khu vực này thường chịu tác động mạnh của dòng chảy, triều cường lên xuống, kết hợp với số lượng lớn các phương tiện đường thủy có tải trọng lớn lưu thông qua lại ngày, đêm đã gây ra sạt lở từ nhiều năm qua.

Đặc biệt trong 2 năm gần đây, tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn, mép bờ sông hiện bị lấn sâu vào bên trong từ 1-2m, tổng chiều dài các điểm sạt lở nghiêm trọng khoảng 125m, Các vị trí sạt lở có nguy cơ làm sạt lở đất, sập đổ nhà ở và thiệt hại tài sản, nguy cơ mất an toàn tính mạng của một số nhà dân đang sinh sống trong khu vực. Các vị trí này đã được chính quyền địa phương, người dân nhiều lần chủ động gia cố, xử lý chống sạt lở để bảo vệ nhưng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra. Khu vực sạt lở bờ sông Kênh Hàn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 20 hộ dân với 80 người dân sinh sống sản xuất, kinh doanh.

Nguyên nhân xảy ra sạt lở, sụt lún có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, chủ quan là do tập quán sinh sống của người dân thường xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ cơi nới lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng tải trọng lên nền đất yếu. Mặt khác, việc xây dựng công trình lấn chiếm gây cản trở dòng chảy dẫn đến dòng nước chảy xiết gây ra sạt lở, sụt lún đất ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, cũng không loại trừ việc lén lút khai thác cát trái phép, tác động đến dòng chảy.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, nhằm khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, thích ứng với  biến đổi khí hậu, bảo đảm ngăn mặn, bảo vệ tài sản, kết cấu hạ tầng, ổn định đời sống nhân dân, Sở tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá hiện trạng các điểm sạt lở, từ đó làm cơ sở để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở.

Theo đó, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đầu tư và đưa vào sử dụng 6 tuyến kè với tổng chiều dài hơn 10.8km. Toàn tỉnh hiện còn 11 tuyến kè được đầu tư xây dựng với tổng chiều dài khoảng 16km. Hiện nay, tỉnh triển khai và tiếp tục thi công 10 tuyến kè phòng, chống sạt lở với chiều dài gần 14km bao gồm các dự án: Kè chống sạt lở bờ sông bảo vệ thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức; Bờ kè thị trấn Tân Thạnh (giai đoạn 2), huyện Tân Thạnh; Xử lý chống sạt lở ven sông Vàm Cỏ Tây, khu vực Vịnh Đá Hàn, xã Hướng Thọ Phú, TP.Tân An; Kè bảo vệ bờ sông Vàm Cỏ Tây (từ cầu mới Tân An đến tiếp giáp kè Vịnh Đá Hàn); Kè chống sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây (đoạn từ chợ cá phường 2 đến cầu mới Tân An)... 

Cùng với việc đầu tư, các ngành chức năng cũng thường xuyên khảo sát, đánh giá tình hình, diễn biến của sạt lở. Qua đó kiến nghị, đề xuất phương án xử lý hoặc thực hiện đầu tư các dự án kè. Theo Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh, gần đây, qua rà soát từ các địa phương, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án đê, kè cần phải thực hiện để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm ngăn mặn, bảo vệ tài sản, ổn định đời sống nhân dân.  

Điểm sạt lở đê bao ven sông Vàm Cỏ Tây, ấp Phú Xuân 1, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành. 

Trước tình trạng trên, để triển khai kịp thời, có hiệu quả trong công tác phòng ngừa, ứng phó với sạt lở, UBND tỉnh Long An yêu cầu, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cộng đồng và người dân về công tác phòng, chống sạt lở bờ sông. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ lòng, bờ sông và bãi sông; đặc biệt là việc xây dựng nhà ở, công trình ven sông, trên sông và khai thác đất, sỏi trái phép ở lòng sông làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, khoanh vùng và đánh giá phân loại mức độ sạt lở, nguy cơ sạt lở bờ sông; tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, huy động các nguồn lực để thực hiện. Trong đó cần tập trung ưu tiên thực hiện: cắm biển cảnh báo sạt lở, lập phương án di dời và tổ chức di dời các hộ dân bị ảnh hưởng đang sinh sống tại các khu vực đang có diễn biến sạt lở, nguy cơ xảy ra sạt lở lớn; nhất là tại các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của người dân.

Đối với các địa phương trong tỉnh cần chủ động xây dựng công trình bảo vệ bờ sông tại những khu vực dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng không thể di dời. Trường hợp vượt khả năng cân đối ngân sách của địa phương thì phối hợp Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước.

Đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực (ngoài ngân sách, doanh nghiệp, người dân,...) để xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ bờ sông, kết hợp đa mục tiêu làm cơ sở để nhân rộng, giảm áp lực ngân sách nhà nước. Tiếp tục rà soát các hộ dân đang sinh sống trong khu vực đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để bổ sung vào Chương trình bố trí dân cư các vùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 làm cơ sở để triển khai thực hiện.

Bên cạnh sạt lở, sụt lún đất, tình hình mưa, bão thời gian qua cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với các diễn biến bất thường của bão, mưa lớn, lũ, lốc xoáy, sạt lở, ngập úng và triều cường, từ nay đến cuối năm 2024 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thị xã Kiến Tường, TP.Tân An không chủ quan, lơ là với thiên tai; căn cứ vào tình hình thực tế để có các biện pháp chủ động ngay từ đầu; rà soát lại phương án phòng chống thiên tai; tổ chức phương tiện, kinh phí; quan tâm công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống thiên tai, chằng néo nhà cửa, công trình và chuẩn bị sẵn sàng các phương án khi có tình huống xấu xảy ra. 

 

 

Lê Phúc 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline