Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Long An: Cảnh báo ô nhiễm môi trường đất tại nhiều khu vực

Thứ ba, 06/08/2024 14:08

TMO - Theo kết quả thực hiện dự án điều tra, đánh giá ô nhiễm đất trên địa bàn tỉnh Long An, các huyện nằm ở hạ nguồn hoặc tập trung các khu, cụm công nghiệp có diện tích đất ô nhiễm, cận ô nhiễm cao hơn.

Ngành chức năng tỉnh Long An đã điều tra, phân tích 812 mẫu đất và 372 mẫu nước cho kết quả cho thấy 31 mẫu đất và 111 mẫu nước bị ô nhiễm. Số mẫu đất bị ô nhiễm này phân bố ở 10 huyện, thị xã. Một số huyện ở hạ nguồn sông Vàm Cỏ có nhiều mẫu đất bị ô nhiễm hơn các huyện, thị ở phía thượng nguồn. 

Các mẫu đất bị ô nhiễm phân bố ở các địa phương: Bến Lức 3 mẫu, Cần Đước 7 mẫu, Cần Giuộc 4 mẫu, Châu Thành 3 mẫu, Đức Hòa 2 mẫu, Mộc Hóa 2 mẫu, Tân Thạnh 1 mẫu, Tân Trụ 6 mẫu, Thạnh Hóa 2 mẫu, thị xã Kiến Tường 1 mẫu. Trong đó, ô nhiễm cadimi (Cd) chiếm tỷ lệ nhiều nhất 21 mẫu, asen (As) ô nhiễm 6 mẫu… Ngoài ra, có 81/812 mẫu đất bị cận ô nhiễm, chiếm 9,98%. Có đến 48 mẫu đất cận ô nhiễm As, 31 mẫu cận ô nhiễm Cd. Về các địa phương có mẫu đất cận ô nhiễm nhiều như: Cần Đước 23 mẫu, Châu Thành 11 mẫu, Tân Hưng 11 mẫu, Đức Hòa 8 mẫu...  

Đối với 111 mẫu nước bị ô nhiễm, trong đó ô nhiễm các chất hữu cơ chiếm tỉ lệ cao, như 90 mẫu nhiễm BOD5, 89 mẫu nhiễm COD, 64 mẫu nhiễm NH4+...Nhiều mẫu nước bị ô nhiễm tại các huyện như: Cần Đước 18 mẫu, Cần Giuộc 15 mẫu, Tân Thạnh 12 mẫu, Tân Hưng 12 mẫu, Tân Trụ 9 mẫu...  

Đáng chú ý, kết quả tổng hợp đánh giá theo nguồn gây ô nhiễm còn cho thấy có đến hơn 42ha đất ô nhiễm và hơn 352ha đất cận ô nhiễm nằm trong các khu công nghiệp; hơn 40ha đất ô nhiễm và 201ha đất cận ô nhiễm nằm trong các cụm công nghiệp. Nguồn ô nhiễm từ các nghĩa trang, nghĩa địa cũng khiến 67,2 ha đất ô nhiễm và 133,3 ha đất cận ô nhiễm. Tại một số bãi rác, xử lý rác thải khiến hơn 79 ha đất bị ô nhiễm và hơn 33 ha đất cận ô nhiễm. Các cơ sở y tế cũng khiến 30,1 ha đất bị ô nhiễm, hơn 134,7 ha đất cận ô nhiễm.

Nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường đất. (Ảnh minh họa). 

Nguồn ô nhiễm từ khai thác khoáng sản như: Khu vực lân cận Công ty Cổ phần Thành Mỹ bị ô nhiễm; khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng xã Nhơn Hòa diện tích bị cận ô nhiễm. Diện tích ô nhiễm là 5,41 ha; diện tích bị cận ô nhiễm là 8,2 ha. Đặc biệt, các khu vực thâm canh cao, sản xuất sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khiến hơn 239 ha đất bị ô nhiễm, hơn 318 ha đất bị cận ô nhiễm. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản có đến hơn 600 ha ô nhiễm, hơn 582 ha cận ô nhiễm, trong đó chủ yếu là ô nhiễm và cận ô nhiễm kim loại nặng.

Kết quả điều tra cũng đưa ra cảnh báo ô nhiễm tại các khu vực và vùng lân cận: Khu công nghiệp Đức Hòa 1, Chỉnh trang Đức Hòa Hạ, Khu công nghiệp Lê Long (bị ô nhiễm hơn 11ha), khu vực Khu công nghiệp Tân Đức, Hải Sơn, Tân Đô (bị ô nhiễm hơn 30ha). Cụm công nghiệp Liên Minh, Liên Hưng, Đức Hòa Hạ (ô nhiễm hơn 8,51ha), khu vực Cụm công nghiệp Hoàng Gia (hơn16 ha), Cụm công nghiệp Anova Group (hơn 5ha), Cụm công nghiệp Thiên Lộc Thành (hơn 9ha).

Bệnh viện Xuyên Á (hơn 4ha), Bệnh viện Đa khoa Mộc Hóa (hơn 11ha), Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười (hơn 15ha). Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn Hậu Nghĩa (hơn 30ha), Nghĩa trang xã Vĩnh Thạnh (hơn 8ha), Nghĩa trang xã Nhựt Tảo ( hơn 7ha), Nghĩa trang xã Khánh Hưng (hơn 8ha), Nghĩa trang xã Tân Thành (hơn 12ha).

Khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng Mỹ Thạnh Bắc (hơn 5ha). Các khu vực đất trồng lúa, cây hằng năm huyện Bến Lức (hơn 15ha), Cần Đước (hơn 64ha), Cần Giuộc (hơn 79ha), Châu Thành (hơn 57ha), Thạnh Hóa (hơn 21ha).

Các khu vực nuôi trồng, chế biến thủy sản huyện Cần Đước (hơn 131ha), Cần Giuộc (hơn 98ha), Châu Thành (hơn 23ha), Đức Hòa (hơn 5ha), Đức Huệ (hơn 9ha), Tân Hưng (hơn 45ha), Mộc Hóa (hơn 24ha), Tân Thạnh (hơn 54ha), Tân Trụ (hơn 104ha), Thạnh Hóa (hơn 15ha), Vĩnh Hưng (hơn 24ha), TP Tân An (hơn 13ha) và thị xã Kiến Tường (hơn 28ha). Khu vực cảng Thiên Lộc Thành (hơn 15ha). 

Trước thực trạng nhiều vùng đất bị ô nhiễm, UBND tỉnh Long An yêu cầu ngành chức năng các địa phương khuyến khích người sử dụng đất bảo vệ tốt hơn nữa và tổ chức khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa gắn với việc tuân thủ các quy trình sản xuất đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất. Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sản xuất thâm canh, tăng vụ, giúp nông dân đưa các giống mới năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và biến đổi khí hậu vào sản xuất kết hợp với đầu tư bồi bổ, cải tạo đất.

Ưu tiên quỹ đất cho phát triển các vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến như vùng trọng điểm sản xuất lúa ở các huyện: Tân Hưng, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Đức Huệ, Mộc Hóa...; vùng trồng khoai mỡ ở huyện Tân Thạnh, vùng sản xuất rau chuyên canh ở các huyện: Cần Đước, Cần Giuộc...; vùng trồng thanh long ở huyện Châu Thành; vùng trồng chanh ở Bến Lức, Đức Huệ…

Ngành chức năng các địa phương thực hiện các giải pháp bảo vệ và sử dụng đất bền vững như: Thực hiện quy hoạch và kế hoạch thu gom xử lý rác sử dụng công nghệ hiện đại. Đặc biệt tập trung xử lý các khu vực bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm bằng các công nghệ xử lý phù hợp, hiệu quả và kinh tế.

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp; xây dựng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cụ thể để khuyến khích người nông dân bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp như: giảm thiểu lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác.

Ngoài ra, phải xây dựng khung pháp lý đối với quản lý chất thải, trong đó có quản lý chất thải nông nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cần dựa trên cơ sở phân vùng sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước và xử lý chất thải đối với ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, thâm canh nhằm đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và các quy chuẩn môi trường quy định.

Các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi định kỳ; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.../.

 

 

Minh Hưng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline