Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 03:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Loạt cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận

Thứ hai, 17/02/2025 19:02

TMO – Một trong những cơ chế, chính sách được Bộ Công Thương trình Quốc hội là “Áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thoả thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; Áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu.

Theo đó, tại Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Theo Bộ trưởng Công Thương, thực hiện các chủ trương trên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ban, ngành khẩn trương triển khai thực hiện các công việc cần thiết nhằm sớm đưa Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vào vận hành trong năm 2030-2031, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương trình bày Tờ trình trước Quốc hội.

Theo Tờ trình, Bộ Công Thương nêu 10 cơ chế, chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Cụ thể: (1) Cho phép triển khai đồng thời các công việc về đàm phán các hiệp định, thoả thuận với đối tác song song với quá trình lập các hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư;

(2) Về lựa chọn chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện: Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; Áp dụng hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay và chỉ định thầu đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong Thoả thuận hoặc Hiệp định liên Chính phủ; Áp dụng hình thức chỉ định thầu/chỉ định thầu rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng để lập, thẩm tra, thẩm định, trợ giúp chủ đầu tư quản lý, thực hiện dự án; mua nhiên liệu, thuê đối tác vận hành, bảo dưỡng trong thời gian đầu;

(3) Được thực hiện song song, đồng thời một số công việc chuẩn bị dự án (khảo sát lập nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, rà phá bom mìn, thực hiện dự án thành phần…) trong quá trình đàm phán hiệp định, thỏa thuận, hợp đồng chìa khoá trao tay trước khi phê duyệt dự án đầu tư; (4) Cơ chế về phương án tài chính và thu xếp vốn thực hiện dự án: Đàm phán vay vốn Chính phủ với các đối tác; cho phép chủ đầu tư vay lại không chịu rủi ro tín dụng; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác; chủ đầu tư được sử dụng nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ/ doanh nghiệp/ công trình và một số cơ chế khác để có đủ vốn đối ứng thực hiện dự án; Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện dự án di dân, tái định cư;

(5, 6, 7) Cơ chế về áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật; các định mức, đơn giá. Cơ chế cho phép các chủ đầu tư miễn thủ tục báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt dự án đầu tư, phương án huy động vốn. Cchế, chính sách cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án đền bù, tái định cư nhà máy điện hạt nhân; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xây dựng điện hạt nhân; đảm bảo cung cấp vật liệu cho xây dựng dự án; đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân vùng dự án;

(8, 9, 10) Cơ chế về thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các hạng mục liên quan đến Dự án và các dự án thành phần; xử lý chồng lấn khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; xử lý chồng lấn quy hoạch (nếu phát sinh) trong quá trình thực hiện Dự án. Cơ chế về thực hiện tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các cơ chế, chính sách cần thiết khác sẽ được nghiên cứu cụ thể để tổng hợp, báo cáo trong hồ sơ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Địa điểm xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 dự kiến tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận. Ảnh minh họa.

Việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù nêu trên là rất cấp thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới…/.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline