Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 17:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

[Lộ trình xoá bỏ lò gạch thủ công] Góc nhìn từ các lò gạch ở huyện Long Thành

Thứ hai, 10/04/2023 15:04

TMO - Dù Chính phủ đã có chỉ đạo các địa phương về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Các địa phương lên lộ trình rõ ràng đến năm 2020 sẽ “xóa” hoàn toàn lò gạch nung, có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên, nhiều lò gạch thủ công vẫn duy trì hoạt động, xả khói, nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người dân.

Ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1469/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Theo đó, không đầu tư các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải xây dựng và ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động của loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu chậm nhất trước năm 2016 đối với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào năm 2018 đối với lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Thời gian qua, việc thực hiện xóa bỏ các lò gạch thủ công đã được các địa phương triển khai. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành Lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và xây dựng Kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn. Các địa phương cũng đã ban hành chính sách nhằm hỗ trợ, trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện việc tháo dỡ, chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công để chuyển đổi công nghệ hoặc chuyển sang sản xuất, kinh doanh ngành, nghề khác.

Thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014. Ngày 29/3/2017, UBND tỉnh Đồng Nai họp bàn về lộ trình xử lý các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh, qua đó thống nhất chậm nhất trong năm 2018 toàn tỉnh phải giải quyết dứt điểm các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay đã qua 4 năm kể từ ngày ban hành chủ trương, nhiều lò gạch ở xã An Phước (huyện Long Thành) vẫn hoạt động theo phương pháp thủ công, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Phía Quốc lộ 51, hướng đi vào xã An Phước, ống khói của một lò gạch thải khói đen.

Theo đó, dọc theo Quốc lộ 51 từ TP. Biên Hòa về huyện Long Thành, nhóm PV Thiên nhiên & Môi trường đã tìm đến xã An Phước nơi vẫn còn rất nhiều lò gạch thủ công đang hoạt động. Trong suốt dọc đường đi không khó để bắt gặp hình ảnh những ống khói đen xì đang liên tục nhả khói đen kịt, mặc người dân sống chung với ô nhiễm.

Theo quan sát của PV, các lò gạch tại khu vực xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vẫn còn sản xuất theo quy trình công nghệ cũ, sử dụng nguyên liệu vỏ trấu, vải vụn, nhựa, cao su phế phẩm, than, củi… để đốt lò. Thực trạng này diễn ra thường xuyên, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân trong khu vực, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em.

Nhiều lò gạch thủ công vẫn hoạt động, xả khí thải nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân trong khu vực.

Trước tình trạng xả khí thải ra môi trường từ các lò gạch nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, ngày 16/2/2023, PV đã liên hệ với UBND xã An Phước để tìm hiểu khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động đối với các lò sản xuất gạch thủ công trên địa bàn, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi.

Chỉ trên một đoạn đường (khoảng 1 km) nhiều lò gạch đang hoạt động, khói đen kịt.

Theo các chuyên gia môi trường, hoạt động của các lò gạch thủ công sẽ tạo ra các loại khí độc và cực độc như: Bụi, bụi siêu mịn…, ảnh hưởng trực tiếp đến cả người lao động tại khu vực sản xuất và cộng đồng dân cư vùng lân cận. Vấn đề sử dụng than, củi để đốt lò sẽ thải ra nhiều loại khí độc hại như: SO2, SO3, CO2, CO, NOx. Ngoài ra, còn chứa nhiều hợp chất độc hại như: CH4, Benzen và hợp chất hữu cơ nhân thơm rất nguy hiểm. Các chuyên gia cho rằng, đối với lò gạch thủ công phải cần nhiều vật liệu, khoáng sản không tái tạo, nhiên liệu hoá thạch…Điều này sẽ khiến trong quá trình hoạt động sẽ thải ra khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

(Còn nữa)

 

PV

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline