Hotline: 0941068156

Thứ hai, 12/05/2025 23:05

Tin nóng

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 12/05/2025

Linh hoạt, chủ động ứng phó với hạn, mặn

Thứ hai, 12/05/2025 06:05

TMO - Trước diễn biến phức tạp của hạn, mặn, huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt nhằm bảo vệ sản xuất và đời sống người dân. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo các ngành chức năng theo dõi sát tình hình nguồn nước, độ mặn và thời tiết để kịp thời thông tin, khuyến cáo Nhân dân.

Nhờ sự chuẩn bị sớm và quyết liệt, U Minh Thượng bước đầu kiểm soát tốt tình hình hạn, mặn, bảo đảm sản xuất ổn định và an toàn nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng ảnh hưởng.

Theo đó, ngay từ đầu mùa khô, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các ngành chức năng theo dõi sát tình hình nguồn nước, độ mặn và thời tiết để kịp thời thông tin, khuyến cáo người dân điều chỉnh lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp. Các tuyến kênh nội đồng được nạo vét, gia cố bờ bao, đóng – mở cống hợp lý để trữ ngọt, ngăn mặn.

Nhiều mô hình sản xuất thích ứng như luân canh tôm – lúa, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản cũng được triển khai. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai được chú trọng, góp phần nâng cao năng lực ứng phó cho người dân. Trước đó, trong đợt hạn, mặn mùa khô 2023-2024 gây thiệt hại nặng nề đối với huyện U Minh Thượng.

Dù hạn, mặn trong mùa khô 2024-2025 được cơ quan khí tượng, thủy văn dự báo không quá gay gắt nhưng do khô hạn kéo dài, hiện lượng nước trên các tuyến kênh đê bao vùng đệm U Minh Thượng còn khoảng 1,5 triệu mét khối, tương đương với độ sâu nước 1m, giảm 50% so với thời điểm bắt đầu mùa khô.

Hiện trữ lượng nước trong kênh mương nông hộ và ao nuôi tôm càng xanh khoảng 32,5 triệu mét khối, giảm khoảng 11,7% so với đầu mùa khô. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng cho biết các ngành của huyện phối hợp với ủy ban nhân dân các xã tăng cường kiểm tra, vận hành hợp lý hệ thống cống, đập nhằm kiểm soát mặn, giữ ngọt; tổ chức nạo vét, khơi thông các tuyến kênh, mương nội đồng để nâng cao khả năng dự trữ nước.

Đồng thời, vận động, hướng dẫn người dân tích trữ nước sinh hoạt, thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khô hạn trong mùa khô. Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền cảnh báo hạn, mặn và các biện pháp ứng phó đến từng địa bàn dân cư. Huyện U Minh Thượng đề xuất tỉnh cho chủ trương đầu tư dự án 8 trạm bơm và đập tạm khu vực vùng đệm với tổng kinh phí 60 tỷ đồng để phục vụ nhu cầu cấp, thoát nước phục vụ sản xuất và phòng, chống sạt lở, sụt lún cho khu vực vùng đệm.

Đồng thời, gia cố khắc phục các điểm sạt lở từ mùa khô năm 2024 nhằm đảm bảo việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa cho người dân. Hiện tình hình hạn, mặn trên địa bàn huyện cơ bản kiểm soát tốt, chưa ghi nhận thiệt hại đáng kể về sản xuất nông nghiệp.

Hiện huyện U Minh Thượng cơ bản đủ nguồn nước phục vụ người dân. 

Người dân địa phương chủ động áp dụng nhiều giải pháp để ứng phó hiệu quả với tình hình khô hạn, đảm bảo an toàn cho sản xuất như chủ động trữ nước từ sớm, chuyển đổi sang các loại cây trồng vừa chịu hạn tốt, thu nhập cao; điều chỉnh khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiết kiệm nước tưới như hệ thống tưới phun nhỏ giọt; tụ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp nhằm hạn chế nước bốc hơi;

Đồng thời tăng cường bón phân hữu cơ hạn chế cây bị ngộ độc cho hạn, mặn; sử dụng phân bón lá có chứa kali, canxi, magie, silic giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với hạn, mặn. Để ứng phó với hạn mặn, theo chia sẻ của người dân, ngay từ tháng 10/2024 người dân đã chủ động bơm nước vào các mương trong vườn để dự trữ nước phục vụ cho cả mùa khô. Đến nay, mực nước trong mương vẫn còn hơn 1m, đủ để người dân tưới rau màu và cây ăn trái cho đến hết mùa khô. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân nuôi tôm càng xanh tại huyện U Minh Thượng điều chỉnh khung lịch thời vụ thả tôm sớm hơn 1 tháng để tránh hạn, mặn.

Nhờ chính quyền địa phương thường xuyên thông tin, dự báo tình hình hạn, mặn nên người dân chủ động trong sản xuất, tranh thủ cải tạo ao nuôi để thả tôm sớm hơn 1 tháng, bơm cấp nước vào ao từ sớm. Hiện nhiều hộ nuôi tôm vẫn sản xuất ổn định không có thiệt hại xảy ra.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kiên Giang cho biết, dựa theo dự báo xâm nhập mặn của Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Kiên Giang, tỉnh đã sớm thực hiện đồng bộ các phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn như: Chi cục Thủy lợi Kiên Giang theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cung cấp để làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp;

Phối hợp với đơn vị chức năng có liên quan chủ động vận hành linh hoạt Cống - âu thuyền Vàm Bà Lịch (Châu Thành) để kiểm soát mặn, trữ ngọt, tránh mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Cùng với đó, chủ động vận hành có hiệu quả hệ thống cống trên địa bàn, phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam vận hành các cống Cái Lớn, Cái Bé và Xẻo Rô, đảm bảo an toàn cho sản xuất; thường xuyên kiểm tra hệ thống cống trên các vùng sản xuất, nhằm phát hiện sớm các sự cố rò rỉ xâm mặn, thất thoát nguồn nước ngọt để khắc phục kịp thời.

Người dân cũng chủ động tích trữ nguồn nước ngọt để ứng phó hặn, mặn. 

Đặc biệt, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, yêu cầu kiểm soát mặn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ nước sinh hoạt; hướng dẫn nông dân thực hiện lịch gieo sạ sớm hơn tùy theo điều kiện nguồn nước từng khu vực để không bị thiệt hại do hạn mặn ở giai đoạn giữa đến cuối vụ;

Khuyến cáo nông dân thực hiện đúng khung lịch gieo sạ, thả con giống thủy sản; hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Các huyện, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động rà soát, cập nhật, triển khai thực hiện phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn của địa phương phù hợp với tình hình thực tế.

Các địa phương cơ sở vận động người dân kiểm tra chất lượng nước trước khi bơm tưới, tích trữ sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hợp lý... Việc triển khai kế hoạch ứng phó hạn, mặn tại huyện U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) cho thấy sự chủ động và quyết liệt của địa phương trong bảo vệ sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống Nhân dân trong mùa khô 2024–2025.

Với phương châm ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh chóng và hiệu quả, huyện đã linh hoạt vận hành hệ thống công trình thủy lợi, đắp mới và gia cố đập đất, nạo vét kênh mương, cũng như triển khai các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện khô hạn và xâm nhập mặn. Cùng với đó, công tác thông tin, tuyên truyền được tăng cường giúp người dân nắm bắt tình hình thời tiết, chủ động điều chỉnh kế hoạch canh tác góp phần ổn định kinh tế địa phương và đảm bảo đời sống Nhân dân.

 

 

Nguyễn Thảo

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline