Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 14:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

Liên minh châu Âu công bố lộ trình chuyển đổi năng lượng

Chủ nhật, 11/02/2024 07:02

TMO - Liên minh châu Âu (EU) công bố các mục tiêu khí hậu cho năm 2040 và lộ trình chuyển đổi năng lượng trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đó, động thái này diễn ra 4 tháng trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) và trong bối cảnh nhiều nước thành viên trong khối đang đối mặt với các cuộc biểu tình của nông dân, nhằm phản đối các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp.

EU đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó mục tiêu trong giai đoạn chuyển tiếp diễn ra đến năm 2030 là cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính so với mức của năm 1990. Trong giai đoạn tiếp theo, châu Âu đặt mục tiêu đến năm 2040 giảm 90% mức phát thải ròng carbon. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đối với mục tiêu lần này, EU phải tính đến sự bất bình ngày càng tăng - được phản ánh qua các cuộc biểu tình của nông dân tại nhiều quốc gia những tuần gần đây.

EU cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, trong đó mục tiêu trong giai đoạn chuyển tiếp diễn ra đến năm 2030 là cắt giảm 55% lượng khí thải nhà kính so với mức của năm 1990. 

Sau khi giải quyết thành công quá trình chuyển đổi xanh trong giao thông, năng lượng và công nghiệp, Thỏa thuận Xanh đang vấp phải sự phản đối trong ngành nông nghiệp. Trước xu thế chuyển đổi năng lượng đang diễn ra, EU ưu tiên phát triển hydro xanh với tham vọng sản xuất 10 triệu tấn vào năm 2030 và nhập khẩu một khối lượng tương tự.

Chính phủ Ðức đang quyết tâm cùng Pháp và các đối tác khác thúc đẩy phát triển hydro nhằm tạo cơ hội tích cực để định hình sự phát triển thị trường hydro toàn cầu, cũng như các cơ hội kinh tế và bảo vệ khí hậu. Theo đó, Đức đang dần trở thành một nền kinh tế hydro. Chiến lược hydro quốc gia của Ðức đã tạo cơ sở cho việc này. Bản cập nhật chiến lược của Chính phủ Ðức đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn, trong đó có tính đến những thách thức mới trên thị trường năng lượng.

Bên cạnh đó, EU và Pháp đặt mục tiêu trung hòa khí hậu muộn nhất vào năm 2050. Ở Ðức, mục tiêu này được ấn định vào năm 2045. Ðể hoàn thành các mục tiêu này, từ nay đến năm 2030, trọng tâm chủ yếu của các nước EU là mở rộng quy mô năng lượng tái tạo, dần loại bỏ năng lượng hóa thạch.

 

 

Hoàng Bình 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline