Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 03:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Liên Hợp Quốc nỗ lực ứng phó mối đe dọa do nước biển dâng

Thứ năm, 25/01/2024 08:01

TMO - Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc dự kiến triệu tập hội nghị cấp cao để bàn cách giải quyết các mối đe dọa hiện hữu do nước biển dâng vào tháng 9 năm nay.

Tại trụ sở của Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một Nghị quyết về việc triệu tập hội nghị cấp cao, bàn cách giải quyết các mối đe dọa hiện hữu do nước biển dâng. Nghị quyết dự kiến hội nghị cấp cao sẽ diễn ra vào ngày 25/9 tới, bên lề Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Nghị quyết yêu cầu Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Dennis Francis hoàn thiện công tác chuẩn bị, tài liệu liên quan, thông qua tham vấn công khai, minh bạch và toàn diện với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Francis tuyên bố việc giải quyết vấn đề nước biển dâng là một ưu tiên, đồng thời bày tỏ cảm ơn sự ủng hộ hết sức ý nghĩa của tất cả các thành viên Liên hợp quốc đối với vấn đề này.

Liên Hợp Quốc nỗ lực ứng phó mối đe dọa do nước biển dâng.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 hồi năm ngoái cũng đã tổ chức phiên thảo luận về mối đe dọa sống còn của nước biển dâng trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu. Khi đó, Chủ tịch Hội đồng LHQ đã nêu ra những tác động ngày càng phổ biến và rõ rệt của tình trạng nước biển dâng; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm trong việc hỗ trợ các nước đang chịu tác động trực tiếp của tình trạng này, cũng như của các hiện tượng biến đổi khí hậu khác.

Trước đó, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo mực nước biển phía Tây và Nam Thái Bình Dương dâng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, đe dọa đến các hòn đảo ở vùng trũng trong khi các hệ sinh thái biển đang bị nắng nóng tàn phá. WMO cảnh báo mực nước biển một số nơi trong khu vực đã tăng khoảng 4 mm/năm, cao hơn tốc độ trung bình toàn cầu. Điều này đồng nghĩa với việc các đảo vùng trũng như Tuvalu và Quần đảo Solomon, dần dần sẽ bị ngập úng, đất nông nghiệp và sinh sống bị phá hủy trong khi những vùng không có người sinh sống cũng không thể sơ tán lên các vùng cao hơn.  

 

 

Minh Vân 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline