Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 11:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Lập tổ, đoàn công tác rà soát, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở

Thứ tư, 24/07/2024 07:07

TMO - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã thành lập các tổ công tác nhằm nắm bắt, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở đất để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. 

Theo đó, sau vụ sạt lở vùi lấp nhà dân khiến 1 người thiệt mạng xảy ra rạng sáng 15/7 tại xã Đạ K’Nàng, UBND huyện Đam Rông đã thành lập tổ công tác kiểm tra, xử lý các vị trí sạt lở đất trên địa bàn. Nhiệm vụ của tổ công tác gồm kiểm tra, rà soát thống kê cụ thể toàn bộ các vị trí cây có nguy cơ ngã, đổ, các điểm có nguy cơ sạt lở trên các tuyến đường giao thông; chủ động xử lý trước các vị trí có nguy cơ sạt trượt, cắt tỉa, xử lý cây xanh nguy cơ ngã đổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông...

UBND huyện Đam Rông cho biết, sau vụ sạt lở gây chết người tại xã Đạ K’Nàng, địa phương đã rà soát và cảnh báo người dân. Tại một vài vị trí có nguy cơ sạt lở cao, người dân đã chủ động đến ở nhờ nhà người khác vào những ngày có mưa lớn kéo dài. , Ủy ban Nhân dân thành phố Bảo Lộc đã giao Phòng Kinh tế chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát các khu vực, vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, ngập úng trên toàn địa bàn.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà dân khiến 1 người thiệt mạng xảy ra rạng sáng 15/7 tại xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông. 

Qua kiểm tra, tại thành phố Bảo Lộc hiện có 55 vị trí, khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và ngập úng cục bộ khi có mưa lớn. Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết để cảnh báo người dân phòng ngừa mưa lũ hiệu quả; đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện và chủ động các phương án theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý các tình huống khẩn cấp do mưa lũ gây ra.

UBND thành phố Đà Lạt đã chỉ đạo 13/15 phường, xã rà soát 61 trường hợp, công trình có nguy cơ sạt trượt, nghiêng lún và mất an toàn trên địa bàn phụ trách; đồng thời khẩn trương hướng dẫn các chủ đầu tư liên hệ đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị khảo sát tổ chức quan trắc công trình và nền đất hiện trạng để làm cơ sở theo dõi chuyển vị, nghiêng lún của công trình và nền đất tại khu vực.

Tại huyện Di Linh, thời gian qua, địa phương đã thành lập 3 đoàn công tác với nhiều tổ kiểm tra tất cả các khu vực, vị trí có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt, lũ quét trên địa bàn tất cả các xã, thị trấn. Qua kiểm tra, các đoàn đã ghi nhận các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở cao tại các khu vực có nhà dân, trên các tuyến đường giao thông; các khu vực sông, suối, ao, hồ có nguy cơ ngập lụt, lũ quét khi xảy ra mưa lớn.

Qua đó, chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn chủ động cắm biển cảnh báo, căng dây, rào chắn các khu vực nguy hiểm; đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân thường xuyên nắm bắt diễn biến của thời tiết để phòng chống sạt lở, ngập lụt, lũ quét đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản. Tại một số điểm có nguy cơ sạt lở cao, địa phương đã giao các ngành chức năng, các xã, thị trấn chủ động thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn trong những trường hợp khẩn cấp.

Tại huyện Bảo Lâm, chính quyền địa phương đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra, rà soát các khu vực, vị trí có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, ngập úng trên toàn địa bàn. Qua ghi nhận của cơ quan chức năng, tại 2 xã Lộc Thành, Lộc Nam là những địa phương có nhiều điểm nguy cơ sạt lở cao trên địa bàn huyện. Các điểm sạt lở chủ yếu là những khu vực có bờ ta luy cao trên Quốc lộ 55 đi qua địa bàn 2 xã này.

Tại xã Lộc Thành còn có các điểm nguy cao xảy ra sạt lở tại các thôn 2, 5, 10 và 15 cùng một số tuyến đường dân sinh khác. Cùng với đó, nhiều khu vực dọc theo sống Đại Bình cũng có nguy cơ ngập lụt, lũ quét khi xảy ra mưa lớn. Cùng với đó, trên địa bàn huyện Bảo Lâm còn có các vị trí trên Tỉnh lộ 725 qua đèo B40 cũng như một số tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn 2 xã Lộc Bắc, Lộc Bảo có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất khi mưa lớn.

UBND huyện Bảo Lâm đã chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết để cảnh báo người dân phòng ngừa mưa lũ hiệu quả; đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện và chủ động các phương án theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý các tình huống khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhấp khi mưa lũ xảy ra.

Nhiều khu vực trên Quốc lộ 55 qua xã Lộc Nam (huyện Bảo Lâm) nguy cơ cao xảy ra sạt lở đã được chính quyền địa phương cảnh báo nguy hiểm. Ảnh: BLĐ. 

Nhằm chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tiếp tục chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, sát với tình tình thực tế và thực sự hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy. Cùng với đó, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng chống thiên tai; chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh đối với kết quả thực hiện công tác chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với lực lượng Công an, lực lượng Quân đội, chính quyền địa phương tham gia cứu nạn, cứu hộ, đưa người dân đến nơi an toàn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc khẩn trương chỉ đạo lực lượng chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét đã được kiểm tra, rà soát theo chỉ đạo của UBND tỉnh; lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm và tuyệt đối không để người dân tiếp tục cư trú tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ sạt trượt (trường hợp người dân không chấp hành phải cưỡng chế di dời). 

Đối với các khu vực lân cận các vị trí có nguy cơ sạt trượt: vận động người dân tạm thời tránh trú tại nhà người thân để đảm bảo an toàn (nhất là vào ban đêm); đồng thời, chính quyền địa phương chủ động thực hiện phương án bố trí, hỗ trợ nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình thời tiết để cảnh báo kịp thời đến người dân tại các khu vực có mưa lớn, nhất là các các hộ dân ở khu vực sườn dốc, mái taluy cao, khu vực gần sông, suối,...; phát huy hiệu quả lực lượng xung kích tại địa phương theo phương châm “ba sẵn sàng”, tổ chức trực ban 24/24 trong những ngày mưa bão để kịp thời ứng phó sự cố có thể xảy ra; phải kịp thời báo cáo, thông tin về UBND tỉnh khi có sự cố sạt trượt, lũ quét gây ra chết người.

UBND tỉnh yêu cầu chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách và huy động các nguồn lực hợp pháp khác tại địa phương để xử lý ngay các điểm mất an toàn, có nguy cơ sạt lở cao; đồng thời, tổ chức kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình không phép, trái phép theo quy định của pháp luật (nhất là các công trình lấn chiếm bờ sông, lòng suối, kênh mương thoát nước; các công trình xây dựng trên sườn dốc, khu vực có độ chênh taluy âm/dương lớn, vùng trũng thấp); kiên quyết giải tỏa đối với các trường hợp vi phạm, tổ chức cưỡng chế giải tỏa (khi cần thiết) để đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trong mùa mưa bão.

Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị quản lý đường bộ duy trì thường xuyên, liên tục công tác tuần tra, kiểm tra các tuyến đường xung yếu, các cầu yếu, các đoạn đường đèo thường bị sạt lở gây ách tắc giao thông thuộc phạm vi quản lý (nhất là các trục đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện); kịp thời xử lý trước các đoạn tuyến có nguy cơ sạt trượt và chủ động khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do mưa, bão gây ra nhằm đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ, nắm chắc mọi diễn biến, tình hình của thời tiết, thiên tai; đôn đốc các sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với mưa lớn, thiên tai tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.../.

 

 

Đức Hiếu 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline