Hotline: 0941068156

Thứ hai, 16/09/2024 10:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ hai, 16/09/2024

Làng bè sắc màu trên sông Châu Đốc

Thứ tư, 25/10/2023 06:10

TMO - Làng bè rực rỡ sắc màu trải dài hơn 1km từ ngã ba sông Châu Đốc đến làng Chăm (huyện An Phú, tỉnh An Giang) hiện đang là điểm đến nổi bật, nhận được nhiều sự quan tâm của du khách khi đến với tỉnh An Giang thời gian gần đây. 

Dự án sắc màu hóa làng cá bè ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang thực hiện nhằm tạo điểm nhấn mới cho sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.  Theo đó, sẽ có 161 lồng bè nuôi cá trải dài hơn 1 km được phủ lên màu sắc theo thứ tự đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím.

Vị trí của làng cá bè nằm trên tuyến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang. Đến nay, dự án làng bè mới chỉ sơn được hơn một nửa, tất cả vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện. Dù vậy nhưng thời gian này đã có nhiều người dân và du khách tìm đến để tham quan, chụp ảnh tại làng bè.

Làng bè sắc màu trên sông Châu Đốc, trở thành điểm nhấn cho phát triển du lịch tại tỉnh An Giang. Ảnh: N.Minh 

Trước đó, một số hộ nuôi cá ở làng bè Châu Đốc đã làm dịch vụ du lịch, tuy nhiên số lượng rất ít. Sau khi khoác lên mình "chiếc áo" mới, địa phương sẽ vận động người dân đón khách tham quan, bổ sung dịch vụ ăn uống, cho mọi người trải nghiệm nuôi cá trên sông. Đồng thời tìm hiểu cuộc sống trên bè của người dân miền sông nước, thưởng thức món ăn đặc trưng của tỉnh An Giang...  Ngoài ra, du khách có thể kết hợp tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Chăm ở An Giang gần đó, xem dệt thổ cẩm, tham quan các thánh đường Hồi giáo, thưởng thức những món bánh dân gian, mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ... về làm quà lưu niệm. 

Đến với điểm du lịch làng bè mùa nước nổi này sẽ có nhiều hoạt động và trải nghiệm thú vị. Ảnh: YP. 

Làng bè nằm trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, giáp ranh với TP Châu Đốc. Nuôi cá nước ngọt trong lồng bè là nghề truyền thống, nét đặc trưng của vùng đầu nguồn sông Mekong. Du khách có thể tham quan làng bè bằng ghe, trải nghiệm cuộc sống trên những bè cá. Nơi thực hiện dự án nằm cạnh cầu Cồn Tiên, du khách khi qua cầu dễ dàng nhận thấy. Về đêm, những ánh đèn màu tạo nên một làng bè lung linh soi mình trong nước.

Ngoài làng bè, thị trấn Đa Phước còn được biết đến với làng Chăm, nơi đây có  hai thánh đường nổi tiếng là Ehsan, Sunnah với kiến trúc độc đáo, nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm. Bình quân mỗi tháng đón khoảng 3.000 lượt khách. Hiện tại, làng có hai bến thuyền phục vụ du lịch. Trong làng trưng bày các khung dệt thổ cẩm, có điểm bán hàng lưu niệm với những sản phẩm truyền thống của đồng bào địa phương.

 

 

Nhật Minh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline