Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 08/02/2025 22:02

Tin nóng

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 08/02/2025

Lâm Đồng chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước

Thứ năm, 06/02/2025 13:02

TMO - Để chủ động trong công tác phòng, chống hạn hán mùa khô, tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch, đưa ra các nhận định, dự báo và phân công cụ thể trách nhiệm thực hiện của các địa phương, đơn vị liên quan. 

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng, thời kỳ từ tháng 2 đến tháng 3/2025, mực nước trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh giảm dần theo thời gian, khả năng cao sẽ gây hạn hán trong mùa khô hạn năm 2025 - 2025 (đặc biệt các khu vực ở xa nguồn nước).

Ngành chức năng cho biết, nếu xuất hiện tình hình nắng nóng kéo dài, hạn hán có khả năng gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. Cụ thể, đối với cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương dự kiến có khoảng 11.075 ha đất sản xuất sẽ bị thiếu nước tại một số khu vực; trong đó, đa phần thuộc các khu vực xa nguồn nước. 

Tại huyện Đức Trọng khoảng 1.009 ha đất sản xuất tại các khu vực xa nguồn nước thuộc địa bàn các xã Liên Hiệp, Tân Hội, Bình Thạnh, Ninh Gia, Đa Quyn, Phú Hội và thiếu nước sinh hoạt cục bộ khoảng 73 hộ dân tại các thôn Tân Hiệp, Tân Đà, xã Tân Hội. Huyện Di Linh dự báo nguy cơ thiếu nước cho diện tích khoảng 2.500 ha đất sản xuất thuộc địa bàn các xã: Gia Bắc, Sơn Điền, Tân Lâm, Đinh Trang Thượng, Tam Bố, Đinh Trang Hòa, Liên Đầm, Tân Nghĩa.

Nếu xuất hiện tình hình nắng nóng kéo dài, khoảng 11.075 ha đất sản xuất trên địa bàn tỉnh sẽ bị thiếu nước. 

Huyện Đạ Huoai dự báo nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho diện tích tưới khoảng 685 ha đối với các khu vực xa công trình thủy lợi và diện tích khoảng 2.471 ha đối với các khu vực ngoài công trình thủy lợi thuộc địa bàn các xã Quảng Ngãi, xã Nam Ninh, thị trấn Cát Tiên, xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng, thị trấn Phước Cát, xã Đạ Pal, xã Bà Gia, thị trấn Đạ M’ri, xã Hà Lâm.

Tại huyện Lạc Dương, dự kiến có khoảng 600 ha đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ thiếu nước thuộc các khu vực: Tổ dân phố Bon Đưng I, II, Đăng Gia Dềt B, Đăng Kia, Hợp Thành thuộc thị trấn Lạc Dương; các thôn 1, 4, 5, 6 và tiểu khu 118 thuộc xã Đa Sar; các tiểu khu 120, thôn Đa Ra Hoa và Liêng bông thuộc xã Đa Nhim; tiểu khu 63, tiểu khu 39, xã Đưng K’Nớ...

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Theo đó, 8 huyện và 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc được yêu cầu liên tục theo dõi tình hình thời tiết, hạn hán; nắm bắt tình hình sản xuất để chủ động trong phòng, chống hạn hán; tăng cường phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước; 

Trong đó cần chủ động bố trí đầu tư trung hạn giai đoạn 2021- 2025 để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt để đầu tư, xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn tập trung do địa phương làm chủ đầu tư để sớm phát huy hiệu quả…

Mùa khô năm 2024, mực nước tại nhiều hồ thủy lợi tại tỉnh xuống thấp, ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. 

Các địa phương cũng được yêu cầu tăng cường tuyên truyền đến cơ quan, đơn vị và người dân để nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nước và hiệu quả; huy động người dân tham gia nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy tại các hệ thống kênh, cống lấy nước; đối với các khu vực cách xa, không có công trình thủy lợi, khuyến cáo người dân canh tác chủ động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng ít dùng nước; huy động người dân sử dụng máy bơm gia đình, máy bơm dã chiến để bơm nước từ khe suối, ao hồ phục vụ chống hạn…

Trung tâm Quản lý đầu tư và Khai thác thủy lợi Lâm Đồng xác định từng công trình thủy lợi để phối hợp chính quyền địa phương xây dựng phương án cấp nước sản xuất. Đồng thời, thường xuyên duy tu bảo dưỡng máy móc, thiết bị tại các trạm bơm, cửa van điều tiết nước, máy đóng mở. Qua đó quản lý chặt chẽ, điều tiết hợp lý nguồn nước; sửa chữa, nạo vét gấp những công trình bị hư hỏng nặng không thể truyền tải nước từ nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên của đơn vị.

Tại huyện Đạ Huoai, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, trong năm 2024, tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp bị ảnh hưởng do hạn hán gây ra trên địa bàn ước tính khoảng 1.699 ha, ảnh hưởng chủ yếu là cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu và cây công nghiệp khác do thiếu nguồn nước để bơm tưới, ảnh hưởng đến sinh trưởng, giảm năng suất. 

Do đó, UBND huyện Đạ Huoai đã chỉ đạo cho các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán hiệu quả, tiết kiệm. Tăng cường điều tiết, trữ nước thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế trên địa bàn huyện.

Có kế hoạch điều chỉnh mùa vụ, cây trồng phù hợp với khả năng cung cấp nước trong mùa khô. Ưu tiên nguồn nước sinh hoạt phục vụ Nhân dân nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo Nhân dân không sản xuất các loại cây trồng chịu hạn thấp ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và trồng các loại cây trồng có khả năng chịu hạn cao. 

Mùa khô năm 2024, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra tình trạng khô hạn kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Điển hình là trên địa bàn huyện Di Linh có khoảng 9.333 ha cây trồng, chủ yếu là cây cà phê bị thiếu nước, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, năng suất, chất lượng. Đặc biệt, tại một số địa phương có hiện tượng cà phê bị héo, cháy, rụng lá do nắng nóng với tổng diện tích khoảng 660 ha.../.

 

Thùy Dung

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline