Hotline: 0941068156

Thứ năm, 08/05/2025 03:05

Tin nóng

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Thứ năm, 08/05/2025

Kon Tum đối diện nguy cơ hạn hán diện rộng

Thứ hai, 24/03/2025 14:03

TMO - Tỉnh Kon Tum đang trải qua đợt nắng nóng kéo dài khiến mực nước ở nhiều ao, hồ thuỷ lợi sụt giảm nghiêm trọng, cạn khô. Theo các cơ quan chức năng nếu đến hết tháng 3 vẫn chưa có mưa tỉnh Kon Tum sẽ xảy ra hạn hán trên diện rộng. 

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, thời tiết nắng nóng xuất hiện trong tháng 3 ở khu vực phía Tây, Tây Nam và phía Nam tỉnh Kon Tum, có xu hướng mở rộng trong tháng 4 và kéo dài đến tháng 5. Nhiệt độ trung bình từ tháng 3-5/2025 trên phạm vi toàn tỉnh có khả năng đạt xấp xỉ và thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,1-0,3 độ C. 

Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Kon Tum cho biết, tính đến thời điểm hiện tại có 5 công trình, hồ chứa thủy lợi đang có nguy cơ thiếu nước tưới gồm hồ chứa Tân Điền, hồ chứa Cà Tiên, đập thủy lợi Kon Trang Kla, trạm bơm Tà Rộp và trạm bơm Tà Wắc.

Dự báo nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài đến tháng 5.2025, nhiều hồ đập sẽ cạn nước, diện tích cây trồng dự kiến có khả năng xảy ra khô hạn, thiếu nước khoảng 1.827 ha, nhất là ở khu vực địa bàn TP.Kon Tum, Đăk Hà, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Kon Rẫy, Đăk Tô… Riêng H.Ia H'Drai có khả năng xảy ra khô hạn, thiếu nước; nguy cơ cao ở các vùng không chủ động được nguồn nước thuộc các xã Ia Dom, Ia Đal, Ia Tơi.

Hồ thủy lợi Tà Kang cạn trơ đáy ngay từ đầu mùa khô. Ảnh: ĐN. 

Tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, hồ thủy lợi Tà Kang cạn trơ đáy. Hằng ngày, người dân các thôn 1, thôn 4 và thôn 5 phải thay phiên nhau bơm nước tưới cà phê. Anh Đồng Văn (xã Diên Bình) cho biết: "Nhà tôi có 3 ha cà phê, đang tưới lần 2 được khoảng 2,5 ha thì hết nước. Nguy cơ mất trắng với 5 sào chưa tưới là rõ. Diện tích còn lại khả năng sẽ mất năng suất nhiều" 

Trên địa bàn huyện Đăk Hà, tình trạng nắng nóng kéo dài khiến hàng trăm ha cà phê tại xã Hà Mòn bị ảnh hưởng nặng nề. Tại hồ thủy lợi C3 (thôn Bình Minh, xã Hà Mòn) đã cạn trơ đáy Ông Lê Thanh Sơn (tại thôn Bình Minh) cho biết: “Chưa có năm nào hạn nặng như năm nay. Những năm trước, hết mùa khô mực nước chỉ rút xuống khoảng vài mét nhưng năm nay rút xuống tận 6 mét, hồ cạn trơ đáy". 

Tương tự tại hồ thủy lợi A2 (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà), nhiều ngày qua do nhu cầu tưới tiêu của người dân, mực nước hồ đã rút xuống hơn 1 nửa. Vì đang vào mùa khô, nên mỗi ngày có hàng chục hộ dân đưa máy bơm ra hút nước ở hồ để tưới cà phê. Mực nước hồ đang giảm dần khiến người dân khá lo lắng.

Các hộ dân đưa máy bơm ra hút nước ở hồ để tưới cà phê tuy nhiên hồ nước gần như cạn trơ đáy. 

Theo Chi cục Thủy lợi và Tài nguyên nước Kon Tum hiện có khoảng 380 ha lúa, cây công nghiệp, rau màu bị thiếu nước do các hồ, đập, trạm bơm không đảm bảo cấp nước đến cuối vụ. Trong đó, có khoảng 29 ha lúa nằm trong khu tưới hồ Tân Điền; 150 ha lúa thuộc khu tưới hồ Cà Tiên; hơn 92 ha hoa màu thuộc trạm bơm Tà Wắc; hơn 100 ha hoa màu thuộc trạm bơm Tà Rộp.

Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2024-2025, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra; Sở Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thường xuyên theo dõi mực nước các hồ chứa để chủ động điều tiết nước hợp lý, sử dụng nước từ các hồ có dung tích lớn để điều tiết nước về các công trình không đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là các công trình trên cùng một hệ thống sông suối.

Quản lý chặt chẽ cống lấy nước đầu mối và các công trình tưới, không để rò rỉ lãng phí nước, đảm bảo đủ nước tới cuối khu tưới. Thực hiện tưới luân phiên tiết kiệm nước, tưới khoa học, tưới từ khu xa đầu mối trước xong mới tưới khu gần đầu mối sau, khu cao tưới trước khu trũng tưới sau. Thường xuyên kiểm tra công trình, khắc phục ngay các vị trí rò rỉ, thất thoát nước, không để nước chảy ra khỏi công trình mà không phục vụ tưới. Tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy đảm bảo thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sản xuất.

Tổ chức nạo vét cửa vào và bể hút các trạm bơm, khơi thông dòng chảy vào kênh dẫn để đảm bảo cột nước để bơm tưới; bảo dưỡng máy móc, thiết bị vận hành và các máy bơm dự phòng để phục vụ chống hạn. Trường hợp xảy ra khô hạn, thiếu nước tùy từng địa phương và nguồn nước tại thời điểm hiện tại, tận dụng tối đa nguồn nước của các khe suối, ao, hồ, để chọn nơi đặt máy bơm để tưới bổ sung cho những khu vực có thể chống hạn. Hoặc dùng các biện pháp đắp đập tạm ngăn suối, dùng máy bơm bơm nước để tưới.

Các địa phương, đơn vị, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; phổ biến các phương pháp tưới tiết kiệm, khoa học nhằm tiết kiệm nước; nạo vét các giếng khơi, các đập đầu mối cấp nước tự chảy để đảm bảo nguồn nước cung cấp; thực hiện sửa chữa, xử lý rò rỉ thất thoát nước trên đường ống, van vòi ở các công trình cấp nước.

UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát, cập nhật và báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình thiếu nước trong sinh hoạt ở các địa phương để kịp thời có giải pháp phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư thiết yếu (xe vận chuyển, nhiên liệu, máy bơm, bồn chứa ...) để kịp thời cấp nước cho nhân dân trên địa bàn nếu xảy ra tình hình hạn hán thiếu nước trong sinh hoạt./.

 

Bùi Hằng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline