Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 16:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Kinh tế tuần hoàn: Mô hình kinh tế mới trong bảo vệ thiên nhiên và môi trường

Thứ hai, 22/11/2021 21:11

TMOTrong những năm gần đây kinh tế tuần hoàn (KTTH) được quan tâm phát triển. Sự quan tâm này ở cả tầm quốc tế, cả ở mỗi quốc gia và xuất phát từ 2 lý do: một là, đây là mô hình kinh tế mới với nội hàm có những khác biệt so với các mô hình kinh tế đang áp dụng phổ biến trước đó; và hai là, mô hình kinh tế này đem lại lời giải tốt hơn cho phát triển bền vững (PTBV), nhất là vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang nóng và cấp bách hiện nay.

Kỳ 1. Tất yếu của kinh tế tuần hoàn

Việt Nam hiện cũng đang rất quan tâm tới phát triển các mô hình KTTH. Các văn kiện Đại hội Đảng XIII xác định phát triển mô hình KTTH là 1 nội dung quan trọng trong định hướng phát triển bền vững đất nước. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua (tháng 11/2020) xác định “Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình KTTH, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội” (Điều 5) và “khuyến khích thực hiện KTTH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước” (Điều 142).

(Ảnh minh họa)

Sự tuần hoàn trong tự nhiên là bản chất vốn có bởi lẽ mọi thứ trong tự nhiên có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau, tương tác với nhau để sinh tồn và phát triển, tạo thành các chuỗi và mạng thức ăn. Trong sự tuần hoàn mang tính cộng sinh như vậy của tự nhiên, con người vốn dĩ cũng là một loài động vật được tiến hóa ở bậc cao nhất, trở thành loài người có trí tuệ, biết phát minh và sử dụng công cụ lao động, đặc biệt là các thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ, tách thành xã hội riêng với địa bàn sinh sống cũng tách biệt. Mặc dù tách riêng (tương đối về mặt địa lý) khỏi hệ tự nhiên, song hệ thống xã hội của con người vẫn có mối quan hệ cộng sinh mật thiết với hệ thống tự nhiên, bởi con người vẫn cần tự nhiên như nguồn cung cấp duy nhất điều kiện sinh tồn và phát triển của mình, như thực phẩm, ngũ cốc, nguyên liệu, năng lượng,…Tuy vậy, trải qua nhiều thế kỷ phát triển của mình, con người đã và đang tiếp tục phá vỡ ngày càng nhiều, càng lớn sự hài hòa, cân bằng và cuối cùng là sự tuần hoàn trong tự nhiên, đến mức đe dọa sự tồn tại và tiếp tục phát triển của xã hội con người. Đã có nhiều chứng cứ đầy thuyết phục cùng các cảnh báo được các nhà khoa học, quản lý và chính trị đưa ra về thực trạng tài nguyên và môi trường trên Trái đất bị tổn thương nghiêm trọng đòi hỏi phải hành động khẩn cấp để cứu Trái đất, như lời kêu gọi quốc tế “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta” (Save Our Planet).

Từ khi các quốc gia thừa nhận và cam kết thực hiện PTBV năm 1987 với cái căn bản, cốt lõi là tạo cho mọi thế hệ những cơ hội đáp ứng nhu cầu phát triển, trước hết là nguồn tài nguyên có hạn và môi trường lành mạnh trên Trái đất, đã có nhiều sáng kiến, mô hình được đưa ra và áp dụng, đem lại những kết quả tích cực, như sản xuất sạch hơn, 3R, tăng trưởng xanh, sản xuất, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh, kinh tế, xã hội các bon thấp, … Tuy vậy, bất chấp mọi cố gắng, nỗ lực phát triển theo hướng bền vững, xanh, trong khi kinh tế thế giới phát triển, mức thu nhập được cải thiện đáng kể nhưng môi trường (theo nghĩa rộng bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên) vẫn diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi: sự suy giảm, cạn kiệt về tài nguyên, sự ô nhiễm, suy thoái về môi trường, sự gia tăng tác động của BĐKH. Các nhà khoa học, quản lý và chính trị nhận ra rằng các cố gắng, nỗ lực thời gian qua vẫn chưa đủ, cần không chỉ nhiều cố gắng, nỗ lực hơn nữa, mà còn cả những sáng kiến mới, mô hình phát triển mới để bảo vệ nền tảng tự nhiên cho các hoạt động phát triển trên Trái đất này. Họ nhận ra rằng phải thay đổi căn bản mô hình và cách thức vận hành và phát triển cỗ máy kinh tế - nơi lấy đi từ môi trường các nguồn cung đầu vào và thải trở lại môi trường các chất thải ngày càng nhiều - thay vì chỉ xanh hóa nó.

Điều đầu tiên, cũng là xuất phát điểm cho sự thay đổi căn bản này, là Trái đất mà chúng ta đang sống và phát triển là duy nhất, đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp đầu vào vật chất tự nhiên (nguyên vật liệu, năng lượng) cho cỗ máy kinh tế hoạt động và phát triển cũng là duy nhất. Cùng với đó, nguồn cung cấp này không phải là dồi dào, phong phú, thậm chí vô hạn như nhận thức trước đây, mà là có giới hạn. Thêm nữa, nhu cầu về nguồn cung đầu vào từ Trái đất cho cỗ máy kinh tế vận hành để đáp ứng hiện đã vượt quá xa khả năng cung cấp của Trái đất. Nghiên cứu của Mạng lưới Dấu chân toàn cầu (Global Footprint Network - GFN) và Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết năm 2017, bắt đầu từ ngày 2/8 đến hết năm con người trên Trái đất phải “lạm quỹ” thiên nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống của mình trong khi năm 2016 là từ ngày 3/8, năm 1997 là từ ngày 30/9, năm 1985 là từ ngày 5/11 [5]. Ngày mà con người trên Trái đất phải “lạm quỹ” thiên nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống của mình được gọi là Overshoot Day. Công bố của GFN cho biết tính trung bình từ năm 1970, Overshoot Day của Trái Đất đã tới sớm hơn 3 ngày/năm. Nghĩa là, chúng ta hiện đang cần có hơn 1 Trái đất mới đáp ứng được nhu cầu của mình và sự phát triển của con người trên Trái đất đang ngày càng thâm dụng nhiều hơn vào quỹ thiên nhiên.

Với thực tế này thì chỉ có 2 cách để tiếp tục sinh tồn và phát triển là lấy đi từ tự nhiên ít hơn và sử dụng lâu hơn tài nguyên cho nhu cầu phát triển trước khi thải bỏ chúng trở lại tự nhiên. Đây cũng là cơ sở cho việc ra đời khái niệm KTTH mà định nghĩa trong Luật BVMT nước ta ban hành cuối năm 2020 phản ánh đúng bản chất của khái niệm này: “KTTH là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường” (Điều 142). KTTH dựa trên triết lý và nguyên lý mới, theo đó tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn và mọi thứ lấy từ tự nhiên cần được sử dụng hợp lý, thông minh, được tuần hoàn tái chế để duy trì lâu dài nền tảng tự nhiên cho tất cả mọi thế hệ phát triển.

Như vậy, tất yếu của KTTH là thực trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường như là nền tảng tự nhiên duy nhất cho cuộc sống và phát triển của loài người trên Trái đất đang bị suy giảm, suy kiệt, suy thoái và ô nhiễm đến mức đe dọa tương lai phát triển tiếp tục, đòi hỏi mọi hoạt động của nền kinh tế phải duy trì lâu nhất có thể giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên thiên nhiên và trên cơ sở đó giảm thiểu tối đa thải bỏ chất thải ra môi trường. Các nhà kinh tế học bền vững đưa ra hình ảnh khái quát rằng với mô hình KTTH thì mọi hoạt động phát triển trên Trái đất được ví như trên con tầu vũ trụ (the spaceship), theo đó mọi thứ trên con tầu này cần được sử dụng hợp lý, thông minh và được tuần hoàn tái chế để đảm bảo cho chuyến bay lâu dài.

(Còn nữa)

PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn

Kỳ 2: Kinh tế tuần hoàn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline