Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/10/2024 16:10

Tin nóng

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Thứ bảy, 05/10/2024

Kiên Giang chủ động ứng phó thiên tai những tháng cuối năm

Thứ bảy, 05/10/2024 04:10

TMO - Trước dự báo tình hình thời tiết sẽ diễn biến bất thường trong những tháng cuối năm 2024, tỉnh Kiên Giang yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương thực hiện nghiêm những nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, đơn vị cùng các địa phương kiểm soát chặt chẽ tình hình sản xuất lúa vụ Hè Thu, Thu Đông; tiếp tục duy tu, sửa chữa các cống thủy lợi ngăn mặn ven biển bị hư hỏng để đảm bảo vận hành, tháo úng ngập ra biển Tây, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 

Đặc biệt, Sở triển khai phương án phòng, chống ảnh hưởng của ngập lũ nội đồng kết hợp triều cường trên địa bàn các huyện vùng ảnh hưởng lũ Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, nhất là giai đoạn cao điểm lũ đạt đỉnh. 

Sở NN&PTNT tỉnh cho biết, vùng có khả năng chịu ảnh hưởng của ngập lũ nội đồng là vùng Tứ giác Long Xuyên, với các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, thành phố Hà Tiên và một phần thành phố Rạch Giá, là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ sông Hậu và lũ tràn qua biên giới Campuchia. Tiếp đến, vùng Tây sông Hậu, với các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và một phần thành phố Rạch Giá. Ước tính tỉnh Kiên Giang có khoảng 95.114ha lúa Thu Đông năm 2024; 16.759ha diện tích cây ăn trái; 1.456,2ha hoa màu; 136.264ha tôm nước lợ nằm trong vùng ảnh hưởng lũ. 

Ngành Nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với nguy cơ lũ nội đồng. Ảnh: TTX. 

Để bảo vệ sản xuất, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang chỉ đạo Chi cục Thủy lợi vận hành hệ thống cống, hệ thống đê bao để kịp thời tiêu úng do mưa lớn kết hợp triều cường và tiêu thoát lũ; đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa các công trình thủy lợi, triển khai nạo vét các kênh, hạ lưu các cống bị bồi lắng để khai thông dòng chảy trong vùng Tứ giác Long Xuyên và đảm bảo vận hành tốt hệ thống lũ ra biển Tây.

UBND các huyện, thành phố rà soát, kiểm tra hệ thống đê bao, bờ bao, khoanh vùng cụ thể các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của lũ nội đồng, đồng thời đánh giá khả năng chống lũ của từng tuyến đê bao, qua đó kịp thời tăng cường gia cố, tôn cao các đoạn đê bao, bờ bao thấp, yếu có nguy cơ xảy ra tràn, vỡ, sạt lở trong mùa mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn sản xuất.

Để ứng phó với thiên tai những tháng cuối năm, các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát, triển khai phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra. Các địa phương kiểm tra, tỉa cành, mé nhánh, chống lại các cây bị nghiêng hoặc đốn hạ các cây có nguy cơ ngã đổ; chằng chống hoặc tháo dỡ các bảng quảng cáo không an toàn khu vực thành phố, trung tâm huyện, xã, khu vực đông dân cư; khơi thông cống rãnh dọc các tuyến đường, trong các khu dân cư để tạo thông thoáng dòng chảy và tránh ngập úng khi có mưa lớn xảy ra... 

Cùng với các đơn vị trên địa bàn tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức luyện tập, diễn tập ứng phó với mọi tình huống cụ thể, sát tình hình địa bàn, sẵn sàng cơ động tham gia phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang yêu cầu tập trung thực hiện phương châm 4 tại chỗ, huy động tối đa lực lượng để ứng phó, khắc phục thiệt hại do thiên tai. 

Trong đó, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang yêu cầu tập trung thực hiện phương châm 4 tại chỗ, huy động tối đa lực lượng, phương tiện sẵn có, huy động ngư dân, nhân dân cùng tham gia công tác này; Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, xây dựng kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và chuẩn bị nhân lực, vật lực sẵn sàng điều động khi cần. Các phương tiện, vật chất cần được kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên, bảo đảm đủ số lượng và chất lượng, kịp thời tiếp ứng cho lực lượng làm nhiệm vụ.

Cùng với việc chuẩn bị tốt phương tiện kỹ thuật tham gia phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, Bộ chỉ huy yêu cầu các đơn vị tăng cường giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức trách nhiệm trong nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm từ nay đến hết mùa mưa. Từng đơn vị phải chủ động nắm tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương rà soát toàn bộ phương án ứng phó với thiên tai trên địa bàn

Để hạn chế thiệt hại về người và phương tiện khi gặp nạn trên biển, các đơn vị cần tham mưu với các địa phương ven biển thành lập các tổ, đội tàu thuyền tự quản, đoàn kết sản xuất trên biển để bà con ngư dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi có tình huống xảy ra. Mặt khác, các đồn Biên phòng cần làm tốt công tác đăng kiểm định kỳ và tăng cường kiểm soát chặt chẽ phương tiện tàu cá, số lao động trên các phương tiện trước khi ra khơi. 100% các đơn vị phải có trang bị máy ICOM để liên lạc thường xuyên với các phương tiện ngoài khơi, giúp trao đổi thông tin 2 chiều giữa ngư dân và lực lượng Biên phòng...

Về phía bà con ngư dân, nhân dân nuôi trồng, mua bán trên biển, ven biển trước hết phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn mùa mưa, bão. Thường xuyên kiểm tra và thao tác thử hệ thống máy thông tin liên lạc. Rà soát lại các tần số, sóng liên lạc với đất liền, giữa các tàu với nhau. Bố trí hợp lý phao cá nhân, phao bè, dây chằng buộc, dây neo... Kiên quyết không thuê mướn các ngư phủ không có giấy tờ tùy thân, không biết quê quán, nơi tạm trú, chưa có kinh nghiệm đi biển...

Đăng ký, trình báo với các trạm Biên phòng các loại giấy tờ có liên quan trước lúc xuất bến, tuyệt đối chấp hành những quy định của cơ quan chức năng trong lúc ra khơi khai thác hải sản. Không tụ tập, mua bán, vận chuyển hành khách, ngư phủ đến các tàu, lên lồng bè tham quan khi đã có lệnh cấm của cơ quan chức năng

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đồng thời yêu cầu các phòng, ban chuyên môn, tổ chức rà soát lại các trang thiết bị, khí tài, phương tiện đã được biên chế; Kịp thời phát hiện những đơn vị còn thiếu, hư hỏng, hoặc xuống cấp để khắc phục ngay, lên kế hoạch cấp bổ sung. Chỉ đạo các đơn vị tuyến biển, đảo, ven biển lồng ghép nội dung huấn luyện bơi lội, đi biển, cứu nạn, xử lý các tình huống trên biển… vào huấn luyện thường xuyên hàng năm; Tập trung quân số, khí tài với phương châm 4 tại chỗ, cùng với địa phương, các lực lượng, xây dựng phương án ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra...

Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm, cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, trong 9 tháng năm 2024, thiên tai gây thiệt hại tài sản trên địa bàn tỉnh hơn 8 tỷ đồng. Đặc biệt, mưa lớn kèm theo dông lốc đã làm 1 người chết ở huyện đảo Kiên Hải, 1 người bị thương ở huyện An Minh; đổ sập 60 căn nhà, tốc mái 212 căn nhà; cháy 1 nhà dân do mưa lớn gây chập điện ở huyện Giồng Riềng; chìm 10 tàu cá, ghe câu mực, sà lan trên vùng biển; gây đổ ngã, úng ngập hàng ngàn ha lúa Hè Thu và thiệt hại nhiều tài sản khác của Nhà nước và người dân.

Sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương huy động lực lượng tại chỗ giúp dân dọn dẹp nhà ở đổ sập, sửa chữa nhà tốc mái, hư hỏng, đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.

Ứng phó với thời tiết diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT Kiên Giang cùng các địa phương kiểm tra tình hình sản xuất vụ Hè Thu, Thu Đông 2024; thực hiện duy tu, sửa chữa các cống ngăn mặn, nạo vét hạ lưu các cống ven biển để đảm bảo việc ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị có liên quan diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện An Minh. Cùng đó, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang duy trì nghiêm chế độ trực, công tác tuần tra, kiểm soát, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển, đồng thời, đảm bảo tốt thông tin kịp thời tình hình thời tiết cho các phương tiện hoạt động trên biển tìm nơi tránh trú an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra.../.

 

Lê Trà 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline