Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 12:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Thứ ba, 08/07/2025

Kiên Giang cấp bách phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển

Thứ tư, 18/10/2023 13:10

TMO - Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu cùng với nhiều yếu tố bất lợi khác đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Tây Nam bộ gây nên tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển; trong đó tỉnh Kiên Giang đang triển khai các giải pháp phòng, chống xâm thực, xói lở bờ biển. 

Kiên Giang có bờ biển dài khoảng 200km, từ Mũi Nai (TP Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (huyện An Minh), giáp tỉnh Cà Mau. Hiện tượng sạt lở bờ biển diễn ra theo mùa trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như dòng chảy từ thượng lưu về hạ lưu qua các sông, rạch thay đổi, đổ ra biển và những nguyên nhân, yếu tố bất lợi khác ảnh hưởng, gây sạt lở, xâm thực, xói lở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết, 10 năm qua diện tích bãi bồi ven biển bị sạt lở khoảng 500ha, chiều rộng bị sạt lở, mất đi đai rừng ven biển từ 60 - 300m. Tốc độ sạt lở có nơi mất đến 20m rừng phòng hộ mỗi năm ở một số khu vực ven biển trên địa bàn huyện An Biên, An Minh, Hòn Đất. 

Vùng ven biển An Biên - An Minh chiều dài bờ biển khoảng 59km, của huyện Hòn Đất khoảng 51km, ven biển là rừng phòng hộ bảo vệ tuyến đê biển và diện tích đất sản xuất, sinh kế của người dân. Hiện trạng trên tuyến có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, mất rừng phòng hộ, sạt lở đến đê biển. Khoảng 15km đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần cần ưu tiên đầu tư kè phòng, chống sạt lở để khép kín toàn vùng ven biển An Biên - An Minh, phần của huyện Hòn Đất còn lại khoảng 18,5km bị sạt lở nặng cần đầu tư.

Tình trạng xâm thực, xói lở bờ biển thuộc địa phận xã Bình Giang, huyện Hòn Đất. Ảnh: LT. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đề xuất HĐND tỉnh ban hành chủ trương đầu tư 2 dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển, gồm Dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần thuộc An Biên - An Minh và dự án đầu tư xử lý bờ biển thuộc địa bàn huyện Hòn Đất. Theo đó, dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần thuộc An Biên - An Minh thực hiện giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn 2 huyện An Biên và An Minh, với chiều dài tuyến kè khoảng 15 km, kết cấu bằng bê tông cốt thép, tổng mức đầu tư khoảng 375 tỷ đồng.

Dự án nhằm khắc phục, phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây trên địa bàn 2 huyện này, giúp tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang sản xuất lúa - tôm, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Mặt khác, dự án góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường, ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế trên diện tích khoảng 20.000 ha và hơn 30.000 người dân các xã ven biển khu vực dự án được bảo vệ an toàn, bền vững.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư xử lý bờ biển thuộc huyện Hòn Đất thực hiện giai đoạn 2023 - 2025, với chiều dài tuyến kè khoảng 10 km, kết cấu bằng bê tông cốt thép, tổng mức đầu tư khoảng 250 tỷ đồng. Dự án nhằm khắc phục, phòng chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây khu vực huyện Hòn Đất (Kiên Giang), tạo bãi gây bồi kết hợp trồng rừng phòng hộ ven biển, góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang lúa - tôm, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo vệ ổn định khu dân cư, tạo điều kiện phát triển sinh kế, kinh tế cho diện tích khoảng 35.000 ha và khoảng 60.000 người dân các xã ven biển của huyện Hòn Đất.

Kè chống xói lở bờ biển khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên. Ảnh: HH. 

Theo Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2 dự án này nhằm khắc phục, phòng, chống sạt lở, đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây trên địa bàn 2 huyện An Biên - An Minh, huyện Hòn Đất; giúp tạo bãi gây bồi góp phần bảo vệ và cải thiện rừng ngập mặn, tạo tiền đề chuyển đổi diện tích trồng lúa sang sản xuất lúa - tôm, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cùng đó, khi 2 tuyến kè trong dự án hoàn thành kết hợp với các tuyến kè đã xây dựng hoàn thành trên tuyến đê biển hình thành hệ thống kè giảm sóng, tạo vành đai bảo vệ bờ biển đa tầng cho khu vực ven biển trên địa bàn các huyện An Biên, An Minh và Hòn Đất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ứng phóng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với kinh phí 4.000 tỷ đồng; trong đó, tỉnh Kiên Giang được bố trí 500 tỷ đồng. Đây là điều kiện thuận lợi về kinh phí để tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện 2 dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển đoạn Thứ Hai - Xẻo Bần thuộc An Biên - An Minh và dự án đầu tư xử lý bờ biển thuộc địa bàn huyện Hòn Đất.

Tỉnh Kiên Giang xác định, phòng chống sạt lở bờ biển, bờ sông cần được thực hiện đồng bộ, cả xử lý cấp bách trước mắt và giải pháp căn cơ lâu dài, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn phòng hộ ven biển và tạo sinh kế cho người dân. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh triển khai thực hiện 18 công trình kè phòng, chống sạt lở bờ biển, tổng chiều dài hơn 71km, kinh phí 2.450 tỷ đồng.

Ngành chức năng điều tra cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ biển, bờ sông trên địa bàn tỉnh, đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông, ven biển ảnh hưởng đến sạt lở. Đồng thời, thực hiện quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ biển, bờ sông, ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông; xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.

Bên cạnh diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và phục hồi thuộc các dự án xây dựng kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi ven biển Tây, tỉnh Kiên Giang đã và đang triển khai thực hiện trồng rừng trong các dự án xây dựng kè hơn 644ha. Ban Quản lý rừng Kiên Giang dự kiến kế hoạch trồng rừng bãi bồi rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ cây mới trồng giai đoạn 2022-2025 trong kè phá sóng, gây bồi, tạo bãi diện tích 63ha rừng hỗn giao với cây mắm, bần… ở bãi bồi ven biển huyện An Biên với kinh phí đầu tư hơn 20 tỷ đồng. 

 

 

Duy Hải 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline