Hotline: 0941068156

Thứ tư, 03/07/2024 19:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 03/07/2024

Kiểm soát các nguồn thải, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thứ hai, 01/07/2024 04:07

TMO - Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Bến Tre, công tác quản lý nhà nước về BVMT thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, các chính sách và các quy định được ban hành, triển khai đồng bộ, cơ bản đảm bảo sự thống nhất với hệ thống pháp luật về BVMT của Trung ương và hài hòa với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đồng thời, trên cơ sở các quy định của pháp luật về BVMT, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành nhiều quy định, chính sách triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, công tác truyền thông về BVMT ngày càng được nâng cao, đa dạng bằng nhiều hình thức và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan báo, đài.

Trong đó, đáng ghi nhận nhất là cơ bản đã giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất than thiêu kết và tại các bãi chôn lấp rác tập trung của các huyện, Nhà máy xử lý rác thải huyện Thạnh Phú, Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre, và khắc phục được sự cố ô nhiễm môi trường tại Bãi rác An Hiệp huyện Ba Tri.

Công tác xử lý nước thải tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt yêu cầu về BVMT theo quy định. 

Đối với nước thải, 100% các khu công nghiệp trên địa bàn có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về BVMT theo quy định. Còn với chất thải rắn, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển đưa về cơ sở xử lý tập trung khoảng 400 tấn/ngày; trong đó, khu vực đô thị là khoảng 280 tấn/ngày, chiếm 82% và tại khu vực nông thôn khoảng 120 tấn/ngày, chiếm khoảng 14%.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bến Tre có nhiều mô hình BVMT đã đạt được một số kết quả khả quan, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân địa phương. Mặt trận Tổ quốc huyện Ba Tri và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cũng đã xây dựng nhiều mô hình hay, như: Hội Phụ nữ huyện có 21 tổ thu gom, phân loại rác tại nguồn; Đoàn thanh niên thành lập 11 đội hình thanh niên xung kích BVMT; Hội Cựu chiến binh phát triển 24 tổ nhóm tham gia BVMT, mô hình xây lò đốt rác tại hộ gia đình trong cán bộ, hội viên...

Huyện Ba Tri cũng đã đẩy mạnh triển khai các mô hình: “Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh”, “Đổi rác thải nhựa tích điểm lấy giỏ xách và thùng rác”, “Đổi rác thải nhựa lấy dụng cụ học tập”, “Ngôi nhà thu gom rác thải nhựa”, “Xử lý rác thải tại nguồn”,… tại các xã, thị trấn.… Qua đó đã nâng cao ý thức của người dân về BVMT và góp phần đưa bộ mặt nông thôn ngày càng xanh, sạch, đẹp.

Tại huyện Chợ Lách, UBND huyện đã triển khai các mô hình phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình, bước đầu hỗ trợ xây dựng 200 hố rác 3 ngăn và 300 thùng ủ phân compost, sau đó dần dần nhân rộng tại các xã, thị trấn. Đồng thời, MTTQ huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn cũng đã xây dựng nhiều mô hình hay, như: Hội Phụ nữ huyện có 21 tổ thu gom, phân loại rác tại nguồn; Đoàn thanh niên thành lập 11 đội hình thanh niên xung kích BVMT; Hội Cựu chiến binh phát triển 24 tổ nhóm tham gia BVMT, mô hình xây lò đốt rác tại hộ gia đình trong cán bộ, hội viên; Hội Nông dân thì có 70 tổ, nhóm tham gia BVMT và 30 mô hình về BVMT… 

Các địa phương nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường nhất là tại khu vực nông thôn trong đó chú trọng thu gom rác thải sinh hoạt, nông nghiệp. 

Cũng theo UBND tỉnh Bến Tre, bên cạnh những kết quả tích cực, thì công tác BVMT trên địa bàn thời gian qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế, vướng mắc, nhất là về nguồn lực đầu tư. Cụ thể như, hàng năm UBND tỉnh cân đối ngân sách chi cho BVMT nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, không đủ kinh phí để hỗ trợ địa phương. Trong khi đó, Bến Tre chưa có cơ chế hiệu quả để huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa trong BVMT nên nguồn lực tài chính cho công tác BVMT chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như hiện nay.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bến Tre đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành tỉnh tiếp tục nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh kịp thời cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, quy định trong lĩnh vực BVMT đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật về BVMT của Trung ương, bám sát thực tế và theo kịp tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời cụ thể hóa cơ chế, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư trong các hoạt động BVMT nói chung, và trong lĩnh vực xử lý rác thải, tái chế chất thải, xử lý nước thải, khí thải nói riêng.

Về nguồn lực đầu tư, Bến Tre sẽ tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác BVMT, nhất là đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý nước thải và khí thải than thiêu kết; tăng chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài.

Bên cạnh đó, tỉnh Bến Tre cũng sẽ tăng cường vai trò điều phối, phân bổ nguồn lực đầu tư, chi ngân sách cho hoạt động BVMT của cơ quan quản lý nhà nước; các nguồn thu từ phí BVMT được ưu tiên đầu tư trở lại cho các hoạt động BVMT; thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành ngành công nghiệp môi trường, cung ứng dịch vụ môi trường trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường phải chi trả”.

Địa phương này tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đảm bảo việc tuân thủ các quy định về BVMT đối với những dự án đã đi vào hoạt động, trước hết là các dự án có nguồn thải lớn, các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và nguy hại. 

Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT; giúp thay đổi nhận thức về BVMT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đối với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các chủ thể khác trong xã hội; huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư trong việc tham gia quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát BVMT trên địa bàn.

Trong công tác tuyên truyền, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã giao Sở TN&MT phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh triển khai các lớp tập huấn, tuyên truyền về công tác BVMT và biến đổi khí hậu; chú trọng công tác quản lý, xử lý rác thải, phân loại rác thải tại nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học hướng đến phát triển bền vững, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng “Bến Tre xanh”.

Về khoa học và công nghệ, Bến Tre sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng; tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung nguồn lực phát triển công nghệ giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương như xử lý khí thải than thiêu kết, xử lý rác thải, nước thải,... nhằm sớm mang lại hiệu quả thiết thực.

Riêng với công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, sẽ khẩn trương thực hiện có hiệu quả phương án tái cơ cấu, đầu tư Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre, chậm nhất đến quý I/2026 đi vào hoạt động trở lại, giải quyết dứt điểm các vấn đề về rác thải của tỉnh trong thời gian qua. Cạnh đó, xử lý ô nhiễm môi trường, cải tạo hoặc đóng cửa các bãi rác chôn lấp rác thải cấp huyện đã quá tải. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn xã hội hóa nhằm đáp ứng lộ trình triển khai phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

 

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline