Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 22:11
Thứ năm, 08/09/2022 08:09
TMO - Khủng hoảng năng lượng đã là thực tế quá rõ nét, phản ánh qua hoá đơn điện, khí đốt tăng từ vài chục % cho đến cả vài trăm %, giá cả hàng hoá tiêu dùng cũng tăng do lạm phát, đồng thời phải thực hiện một loạt các biện pháp khẩn cấp để tiết kiệm năng lượng như hạn chế sưởi ấm, hạn chế tiêu dùng điện.
Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, 1/3 trong số hàng chục triệu doanh nghiệp nước Đức đã phải cắt giảm sản xuất, thậm chí là ngừng sản xuất, vì giá năng lượng quá cao. Chính phủ Đức đã phải chi hàng trăm triệu euro trợ giúp cho Uniper, tập đoàn nhập khẩu năng lượng lớn nhất của Đức, thoát khỏi phá sản. Chính phủ Đức thậm chí đã tính đến phương án tách khí đốt ra khỏi thị trường năng lượng trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ hệ thống năng lượng của Đức khỏi sụp đổ. Kể từ ngày 1/10/2022, mỗi hộ gia đình ở Đức sẽ phải đóng thêm 2,4 cent cho mỗi KWh sử dụng khí đốt, tương đương với việc phải chi thêm khoảng 500 euro mỗi năm. Tại thị trường châu Âu, giá khí đốt ngày 26/8 đã ở mức 341 euro cho mỗi MWh, gần bằng mức kỷ lục 345 euro/MWh hồi tháng 3/2022 và mức giá này đã tăng 5,5 lần chỉ trong vòng 12 tháng qua.
Các nước châu Âu đang đối diện nguy cơ khủng hoảng năng lượng.
Trong khi đó, tại Anh, Cơ quan quản lý năng lượng của chính phủ - Ofgem cho biết kể từ ngày 1/10 sẽ tăng giá trần điện và khí đốt lên từ 80-100%, khiến mỗi hộ gia đình trung bình tại Anh sẽ phải chi gần 4.200 USD mỗi năm cho tiền năng lượng. Các con số trên là những ví dụ rõ nhất cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu đang bước vào một giai đoạn đáng sợ, khi giá của tất cả các loại năng lượng, từ khí đốt, điện cho đến xăng dầu đều tăng rất cao và ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế.
Về mặt vĩ mô, giá năng lượng tăng cao là yếu tố quan trọng nhất khiến lạm phát tại nhiều quốc gia châu Âu hiện đang ở mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua. Như tại Anh, dự kiến lạm phát vào tháng 10/2022 sẽ lên tới 13%, trong khi tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), con số này đã dao động quanh mức 10%.
Đối với các hộ gia đình châu Âu, khủng hoảng năng lượng đã là thực tế quá rõ nét, phản ánh qua hoá đơn điện, khí đốt tăng từ vài chục % cho đến cả vài trăm %, giá cả hàng hoá tiêu dùng cũng tăng do lạm phát, đồng thời phải thực hiện một loạt các biện pháp khẩn cấp để tiết kiệm năng lượng như hạn chế sưởi ấm, hạn chế tiêu dùng điện… Tất cả những điều này càng trở nên phức tạp hơn khi châu Âu đã và đang trải qua một mùa Hè vô cùng khắc nghiệt về thời tiết, với nắng nóng cực đoan kéo dài, hạn hán lớn nhất trong vòng 500 năm, khiến nhu cầu năng lượng ngày càng cấp bách hơn.
Lan Hương
Bình luận