Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 10/05/2024 06:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 10/05/2024

Không khí lạnh tiếp tục gia tăng cả về tần suất, cường độ

Thứ bảy, 14/10/2023 12:10

TMO - Từ nay đến đầu tháng 11 tới, bão/áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân.

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, xu thế thời tiết từ nay đến đầu tháng 1/2023 nhiệt độ trung bình trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm hơn từ 0,5-1,0 độ C, có nơi cao hơn. Tổng lượng mưa trên khu vực Bắc Bộ, phía bắc khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ trên đến cao hơn so với trung bình nhiều năm; Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ trên so với trung bình nhiều năm; khu vực phía nam của Bắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ dưới so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Đặc biệt, trong thời kỳ từ nay đến ngày 10/11, có khả năng xuất hiện khoảng từ 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Không khí lạnh trong thời kỳ này tiếp tục có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ. Các đợt mưa vừa, mưa to tiếp tục có khả năng xảy ra và tập trung tại khu vực Trung Bộ. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có nhiều ngày mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá tiếp tục xuất hiện trên phạm vi toàn quốc.

Mưa lũ kéo dài khiến nhiều tuyến đường khu vực miền Trung bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Phan Ấn.

Chuyên gia khí tượng cảnh báo, từ nay đến đầu tháng 11, bão/áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển, gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Thời kỳ này cũng là thời gian chính của mùa mưa tại khu vực Trung Bộ, do vậy các đợt mưa lớn do ảnh hưởng của các hình thế thời tiết như không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới và nhiễu động gió đông trên cao sẽ gây các đợt mưa lớn trên khu vực, do vậy đề phòng nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất đá trên khu vực. Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Trong những ngày qua, tại một số địa phương khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ra mưa lớn, gây ngập lụt cục bộ, sạt lở đất, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản của người dân. Dự báo, những ngày tới nhiều khả năng tiếp tục xảy ra mưa lớn kéo dài, nguy cơ rất cao xảy ra ngập sâu tại vùng trũng thấp, ngập úng tại đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi. Do đó, các địa phương cần tổ chức rà soát, chủ động sơ tán ngay những hộ dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu đến nơi an toàn; có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân phải sơ tán, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân; Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo triển khai công tác đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt.../.

 

 

K. LINH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline