Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 07:11
Thứ sáu, 29/03/2024 08:03
TMO – Dự báo, thời gian tới nhiều nơi có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, một số địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ như: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên… khả năng thiếu nước tưới dưỡng cho lúa do mực nước sông Hồng-Thái Bình ở mức thấp.
Theo Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hồ chứa thủy lợi ở khu vực Bắc Bộ hiện đạt khoảng trên 62% dung tích thiết kế, thấp hơn 10% so trung bình nhiều năm; khu vực Bắc Trung Bộ đạt 65%, Nam Trung Bộ đạt 71%, Đông Nam Bộ đạt 60%; riêng khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 52% dung tích thiết kế, thấp hơn 5% so trung bình nhiều năm.
Thời gian qua, xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước khiến hơn 8.982 ha cây trồng ở nhiều địa phương bị ảnh hưởng. Trong đó, các tỉnh: Bình Phước 7.866 ha, Bình Thuận có 365 ha, Gia Lai hơn 100 ha, Sóc Trăng 588,4 ha, Đắk Lắk 63 ha. Ở khu vực Bắc Trung Bộ có 1.000 ha đến 1.500 ha, Nam Trung Bộ từ 2.700 ha đến 4.200 ha, Tây Nguyên 15.000 ha đến 26.000 ha, Đông Nam Bộ từ 8.000 ha đến 11.000 ha, đồng bằng sông Cửu Long có 29.260 ha lúa và 43.300 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước.
Ngành nông nghiệp nhiều địa phương đối diện nguy cơ hạn hán, thiếu nước. Ảnh minh họa.
Cơ quan này nhận định, thời gian tới nhiều nơi có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong đó, một số địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ như: Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên… khả năng thiếu nước tưới dưỡng cho lúa do mực nước sông Hồng-Thái Bình ở mức thấp. Ở khu vực Bắc Trung Bộ có 1.000 ha đến 1.500 ha, Nam Trung Bộ từ 2.700 ha đến 4.200 ha, Tây Nguyên 15.000 ha đến 26.000 ha, Đông Nam Bộ từ 8.000 ha đến 11.000 ha, đồng bằng sông Cửu Long có 29.260 ha lúa và 43.300 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước.
Để tăng khả năng chống chịu, hạn chế tối đa thiệt hại, giới chuyên gia khuyến cáo các địa phương cần chủ động có các giải pháp cụ thể, phù hợp với từng địa phương để giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cuộc sống của Nhân dân, nhất là bảo đảm nước sinh hoạt cho Nhân dân. Bên cạnh những giải pháp cấp bách, xử lý tình huống hạn hán, xâm nhập mặn như hiện nay, đồng thời tính đến các giải pháp dài hạn, có lộ trình, bước đi phù hợp, đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, coi hạn hán, xâm nhập mặn là đặc tính thường xuyên của vùng để xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện nguồn nước; tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với các nước phía thượng nguồn sông Mekong để chủ động hơn nữa trong công tác dự báo và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Kekong.
Đối với các dự án đang được đầu tư, xây dựng có mục tiêu phòng, chống hạn hạn, xâm nhập mặn, cần đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn ngay trong mùa khô. Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền cho người dân để có nhận thức đầy đủ về tác động nghiêm trọng của hạn hán, xâm nhập mặn, chủ động có các giải pháp tích trữ nước, đặc biệt tích trữ nước hộ gia đình, đồng thời nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện hạn hán, thiếu nước. Các địa phương cần quán triệt ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thời vụ gieo trồng, sử dụng giống phù hợp, áp dụng các biện pháp; canh tác hiệu quả, phù hợp với diễn biến nguồn nước; chủ động dự báo, thông tin kịp thời về diễn biến của hạn hán và xâm nhập mặn để người dân chủ động trong việc lấy nước, tích trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
THIÊN LÝ
Bình luận