Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Khó chịu mỗi khi đi ngang qua các điểm thu gom tập kết rác

Thứ hai, 06/11/2023 11:11

TMO - Nhiều điểm tập kết rác thải không được che đậy, rò rỉ nước thải bốc mùi hôi thối khiến nhiều người khó chịu, ghê sợ mỗi khi đi ngang qua.

Theo khảo sát của phóng viên, rác thải gần các cổng trường đại học chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa của dân cư xung quanh. Đây là những điểm tập kết trung chuyển rác, việc thu gom được thực hiện trong ngày. Tuy nhiên, rác không được che đậy cẩn thận, cộng thêm nước thải rò rỉ bốc mùi hôi thối, phát tán ra môi trường khiến nhiều người (đặc biệt là sinh viên) thấy khó chịu, ghê sợ mỗi khi phải đi ngang qua. Đặc biệt, lượng rác lớn, tràn ra đường và trùm lên cả vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến việc di chuyển của người đi bộ và phương tiện tham gia giao thông.

Nhiều xe rác được tập kết ngay trên đường Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). 

Trao đổi với phóng viên, bạn Trần Thanh T, sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết do hàng ngày phải bắt xe buýt đến trường và ngược lại nên ngày nào cũng phải đi qua khu vực tập kết rác thải cạnh trường. T cảm thấy bất tiện, khó chịu mỗi lần xe thu gom đi qua. Có lúc rác chèn lòng đường, vỉa hè nên đi lại khó khăn. Ngay cả khi đứng ở sân trường cũng ngửi thấy mùi rác bốc lên hôi thối.

Rác thải không được che đậy, rò rỉ nước thải bốc mùi hôi thối trên đường Nguyễn Trãi. 

“Bình thường mình ngày nào cũng đi qua những điểm tập kết rác này, cảm thấy hơi ghê. Rác còn vứt tràn cả lên vỉa hè nên buộc phải đi xuống lòng đường rất nguy hiểm, tuy đã đeo khẩu trang nhưng mùi hôi thối vẫn sộc thẳng vào mũi; lần nào mình đi qua cũng phải nín thở, không ngửi được”, bạn T.M.L (Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Chia sẻ với phóng viên bạn V (sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân) cho biết: “Mình thi thoảng đi qua. Đường thì ai cũng muốn sạch nhưng để tìm được chỗ không ảnh hưởng đến người dân thì hơi khó. Mình cũng không biết người ta sẽ có giải pháp như nào cho vấn đề trên. Không chỉ mình mà bạn bè mình cũng muốn di dời các điểm tập kết rác ra chỗ khác phù hợp hơn, vì đi ngang qua khá là hôi, mùi cũng khá là nặng”.

Các xe rác được tập kết ngay dưới lòng đường Trần Đại Nghĩa (quận Hai Bà Trưng) gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường khu vực này. 

Theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Trạm trung chuyển tại các đô thị phải bố trí khu vực tiếp nhận chất thải có đủ diện tích cho phương tiện dùng chờ đổ chất thải; bảo đảm khép kín để hạn chế tối đa phát tán ô nhiễm, mùi và xâm nhập của côn trùng. Tuy nhiên, theo ghi nhận, tại các điểm tập kết rác thải gần một số trường đại học, rác vứt tràn lan và chưa được che đậy bạt cẩn thận. Nước thải từ các xe rác chảy rò rỉ xuống lòng đường và vỉa hè bốc mùi hôi thối, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống xung quanh.

Ghi nhận của PV trên đường Giải Phóng (quận Hai Bà Trưng), nhiều xe chất đầy rác được tập kết ngay dưới lòng đường.

Nguyên nhân của việc tập kết rác thải gần các cổng trường đại học được cho là do thiếu khu vực riêng trong thu gom rác thải. Địa điểm quanh các trường đại học đã trở thành nơi cố định để thu gom rác của dân cư khu vực lân cận. Ngoài ra, do dân cư đông đúc, lượng rác thải ra mỗi ngày lớn, tốc độ di dời chậm cũng làm ảnh hưởng đến quá trình phân loại xử lý chất thải. 

Rác thải vứt tràn lên vỉa hè và lòng đường. 

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải từ mấy năm nay vẫn là vấn đề lan giải không chỉ ở Hà Nội mà còn ở nhiều thành phố khác trên cả nước và hầu như chưa có phương án giải quyết triệt để mang tính bền vững. Theo các chuyên gia, để xử lý thu gom rác hiệu quả, việc đầu tiên cần giải quyết là bố trí quỹ đất phù hợp dành riêng cho tập kết và phân loại rác, tại các điểm tập kết rác phải đảm bảo che phủ cẩn thận, không để nước rò rỉ ra ngoài, rác thải phải được thu gom di chuyển đi trong ngày, đồng thời cần tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong việc xả và phân loại rác.

 

 

Trần Hồng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline