Hotline: 0941068156

Thứ tư, 29/01/2025 05:01

Tin nóng

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Thứ tư, 29/01/2025

Khánh Hòa tăng cường quản lý an toàn đập, hồ chứa nước mùa mưa bão

Thứ bảy, 19/10/2024 06:10

TMO - Trước dự báo về tình hình mưa bão trong những tháng cuối năm, tỉnh Khánh Hòa chủ động phương án xây dựng ứng phó với thiên tai, trong đó chú trọng đến công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa hiện, tổng dung tích trữ nước các hồ trên địa bàn là 72 triệu m3, đạt 29% so với tổng dung tích thiết kế, thấp hơn cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hồ Hoa Sơn dung tích đạt 34%, hồ Đá Bàn đạt 27%. Qua kiểm tra, rà soát các đơn vị quản lý hồ chứa đã cơ bản thực hiện đúng quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; xây dựng phương án phòng chống thiên tai, ứng phó với sự cố mất an toàn đập... 

Trong đó, đối với các công trình thủy lợi do Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Khánh Hòa (Công ty Thủy lợi Khánh Hòa) quản lý như các hồ: Hoa Sơn, Đá Đen, Suối Luồng (huyện Vạn Ninh); Đá Bàn, Tiên Du, Suối Trầu (thị xã Ninh Hòa); Đắc Lộc, Đồng Bò (TP. Nha Trang); Suối Hành (TP. Cam Ranh) và Suối Dầu, Cam Ranh (huyện Cam Lâm), Sở NN&PTNT tỉnh đã cho vận hành các cửa van điều tiết tràn, kiểm tra thân đập, một số công trình phụ trợ cũng như các trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó phòng, chống thiên tai tại các hồ.

Công tác rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão được các địa phương đẩy mạnh triển khai. 

Theo báo cáo của Công ty Thủy lợi Khánh Hòa, qua kiểm tra hiện trạng an toàn đập, hồ chứa nước, toàn bộ 19 hồ chứa do công ty quản lý đều có kết quả đánh giá an toàn mức A. Tuy nhiên, hiện nay, một số hạng mục xuất hiện hư hỏng nhỏ, như đập của các hồ: Suối Dầu, Am Chúa, Đồng Bò và Cam Ranh bị thấm nhẹ. Tràn xả lũ các hồ: Hoa Sơn, Cam Ranh bị sụp lún cục bộ vài vị trí mái đá bảo vệ bể tiêu năng; tràn xả lũ hồ Suối Sim bị sụp lún một phần thân của bậc tiêu năng số 3. 

Ngoài ra, cửa tràn các hồ: Hoa Sơn, Đá Bàn, Cam Ranh bị hỏng ron cao su các cửa van dẫn đến rò rỉ nước khi đóng tràn; một số cống lấy nước bị hư hỏng, xuống cấp cần được gia cố, sửa chữa. đối với các công trình thủy lợi được thi công, sửa chữa, nâng cấp trong năm 2024, việc đảm bảo an toàn thi công, an toàn công trình đã được lên phương án chi tiết.

Theo đó, hồ chứa nước Am Chúa đang được sửa chữa, nâng cấp; các công trình đang tổ chức lựa chọn nhà thầu để triển khai thi công trong năm 2024, như: Kênh và công trình trên kênh chính nam - hồ chứa nước Suối Dầu; Đập dâng Gò Mè; Kênh và công trình trên kênh chính bắc - đập dâng sông Cái... Đối với các công trình này, đơn vị thi công đã xây dựng phương án thi công đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa lũ, phối hợp chặt chẽ với công ty trong quá trình triển khai nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, con người và thiết bị, tài sản.

Hằng năm, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát, lập và triển khai phương án ứng phó với thiên tai cho các hồ chứa nước theo quy định. Đối với phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, trong 19 hồ chứa nước do công ty quản lý, đến nay đã xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho 7 hồ. Đối với các hồ chứa nước còn lại, sau khi được cơ quan thẩm quyền lập và phê duyệt bản đồ ngập lụt cho vùng hạ du, công ty sẽ xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định. 

Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chủ động xây dựng phương án ứng phó với thiên tai. Ảnh: BKH. 

Trước dự báo về tình hình mưa bão những tháng cuối năm, để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị đã chủ động phương án ứng phó với thiên tai. Tại Ninh Hòa, UBND thị xã đã xây dựng phương án phòng, chống thiên tai, trong đó xác định 3 vùng ven biển có nguy cơ bị ảnh hưởng khi có bão, áp thấp nhiệt đới, kết hợp triều cường, với các xã, phường: Ninh Diêm, Ninh Hải, Ninh Thủy, Ninh Phước, Ninh Vân...; các xã, phường đồng bằng có nguy cơ ngập sâu, nước lũ thoát chậm gây chia cắt khi có bão, mưa lớn, lũ như: Ninh Đa, Ninh Phụng, Ninh Đông, Ninh Hiệp...; các xã vùng núi có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất như: Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Tân, Ninh Thượng...

Tại TP.Nha Trang, cùng với xây dựng chi tiết phương án ứng phó với 8 loại hình thiên tai phổ biến như: Bão, mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét…, thành phố đã xác định 130 điểm, vị trí khu vực xung yếu có khả năng xảy ra sạt lở đất đá vào mùa mưa bão; 141 điểm có khả năng xảy ra ngập cục bộ khu dân cư, tắc nghẽn giao thông. 

Hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, các phương án phòng, chống thiên tai tập trung vào việc đưa người dân ra khỏi vùng nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, bố trí lực lượng chốt chặn ở các khu vực băng qua suối, ngầm tràn khi có mưa lớn xảy ra; chủ động xác định các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, lũ quét, sạt lở núi, vùng thường xuyên bị chia cắt, ngập sâu để xác định tổng số hộ dân cần sơ tán đến nơi an toàn; chuẩn bị lương thực, dầu hỏa và các nhu yếu phẩm khác nhằm đảm bảo không để người dân phải chịu đói, chịu rét khi thiên tai xảy ra.  

Thời gian qua, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh và các sở, ngành, địa phương đã thường xuyên chỉ đạo công tác chủ động ứng phó với mùa mưa bão cuối năm. Các cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị đang xây dựng các kịch bản cụ thể, sẵn sàng cả về phương án, nhân lực, phương tiện nhằm chủ động ứng phó một cách hiệu quả, sát thực khi có thiên tai xảy ra. 

Theo đó, các địa phương tập trung rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực xung yếu ngập lụt bởi nước biển dâng do bão mạnh, siêu bão; các khu vực dân cư sinh sống tại vùng đồi núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét; các khu vực thoát lũ ở hạ lưu các hồ chứa…; các khu vực lồng bè nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng khi xảy ra thiên tai để có phương án chủ động sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.../. 

 

Lê Sơn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline