Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 20:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Khẩn trương di dời dân ở vùng có nguy cơ sạt lở cao

Thứ bảy, 14/05/2022 09:05

TMO - Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giao các quận huyện, thành phố Thủ Đức thường xuyên rà soát, di dời khẩn cấp đối với các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kè chống sạt lở.

Theo đó, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, rà soát, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, để có đầy đủ cơ sở pháp lý tiếp tục thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn thành phố.

Về phương án di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn thành phố Thủ Đức, giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời, bố trí dân cư phòng tránh thiên tai các hộ bị sạt lở trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

TP Thủ Đức là một trong số những địa phương có nhiều điểm sạt lở, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao tại TP HCM. Ảnh: TS

Đối với việc xây dựng công trình chống sạt lở cho 667 hộ thuộc thành phố Thủ Đức, quận Bình Thạnh và các huyện Cần Giờ, Nhà Bè giao UBND thành phố Thủ Đức và UBND các quận, huyện như Bình Thạnh, Cần Giờ, Nhà Bè đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng các công trình chống sạt lở để sớm ổn định đời sống người dân trong khu vực.

Về thực hiện di dời 782 hộ thuộc thành phố Thủ Đức, quận Bình Thạnh và các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè giao UBND thành phố Thủ Đức và UBND các quận, huyện như Bình Thạnh, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè thường xuyên rà soát, di dời khẩn cấp đối với các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kè chống sạt lở. UBND huyện Cần Giờ khẩn trương di dời các hộ dân phòng tránh bão, phòng tránh thiên tai. UBND huyện Nhà Bè khẩn trương di dời các hộ dân chưa đảm bảo an toàn.

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu giảm 50% thiệt hại về người và giảm 70% thiệt hại về tài sản đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn thành phố. 

Cùng với phương án bố trí, di dời dân cư thành phố đẩy nhanh tiến độ các công trình kè chống sạt lở 

Để thực hiện các mục tiêu trên, địa phương này đề ra một số biện pháp như: Đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa, khắc phục các công trình phòng chống thiên tai, các công trình thủy lợi, nâng cấp công trình xây dựng có xem xét đến yếu tố biến đổi khí hậu gắn với phòng, chống thiên tai; đầu tư, nâng cấp công trình giao thông, kè chống sạt lở bảo vệ khu dân cư; các công trình hạ tầng cấp, thoát nước; công trình khu neo đậu tàu thuyền; các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng; các công trình giám sát, cảnh báo sớm thiên tai, di dời dân; các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có khả ăng chống chịu với thiên tai.

Đồng thời, đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân, chủ động sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro gây ra, đồng thời đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Bố trí các chốt trạm cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực xung yếu có khả năng ảnh hưởng do thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố, đảm bảo các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt.

 

Minh Vân

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline