Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/04/2025 00:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Thứ hai, 28/04/2025

Khám phá mùa hoa sơn tra khoe sắc trắng núi rừng

Chủ nhật, 16/03/2025 07:03

TMO - Khi tháng 3 tới cũng là lúc khắp núi đồi bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La (tỉnh Sơn La), được bao phủ bởi sắc trắng tinh khôi của loài hoa sơn tra. Với vẻ đẹp bình dị, hoa sơn tra đã trở thành điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng khám phá.

Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, nằm ở độ cao trên 1.600m so với mặt nước biển, cách trung tâm huyện Mường La 40 km và cách thành phố Sơn La gần 80 km theo đường tỉnh lộ 106. Nơi đây là nơi tập trung sinh sống của đồng bào dân tộc Thái, Mông và La Ha. Bản Nậm Nghẹp có 135 hộ, 100% người dân của bản là đồng bào dân tộc Mông. Nằm ở độ cao 2.000 đến 2.500m, Nậm Nghẹp là bản cao nhất Việt Nam - thủ phủ của cây sơn tra với tổng diện tích khoảng 1.260 ha. Trong đó, gần 800 ha là cây cổ thụ với tuổi đời từ 300 - 500 năm.

Từ bản Lướt, trung tâm du lịch cộng đồng kết hợp tắm khoáng nóng lên bản Nậm Nghẹp chỉ hơn 10 km nhưng thời tiết lạnh có sự khác rõ ràng. Vùng trồng  sơn tra ở bản Nậm Nghẹp được xem là lớn nhất cả nước, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ và thơ mộng. Mùa hoa nở rộ, cả không gian như ngập tràn sắc trắng tinh khôi.

Thời điểm "vàng" để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của hoa sơn tra sẽ bắt đầu từ trung tuần tháng 3 và kéo dài đến cuối tháng 4. Theo chia sẻ của người bản địa, từ cuối tháng 2, khi đất trời bước sang mùa Xuân, là lúc những bông hoa sơn tra bắt đầu nở. Đến giữa tháng 3, là lúc hoa sơn tra nở rộ nhất.

Hoa sơn tra ở Nậm Nghẹp trải qua hàng trăm năm ở độ cao khoảng 2.500m, có màu trắng ngà, hoa có 5 cánh, nhụy màu vàng, khi nở thành từng chùm bông ôm trọn cành cây mộc mạc, như những cây bông tuyết khổng lồ. Hoa sơn tra có vẻ đẹp dung dị, mộc mạc, biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường của đồng bào dân tộc Mông.

Với diện tích cây sơn tra lớn, mỗi mùa sơn tra nở, đất trời Nậm Nghẹp lại bừng sáng, núi đồi trùng điệp, nhấp nhô, được bao phủ bởi màu trắng tinh khôi, tạo nên vẻ đẹp dịu dàng. Những ngôi nhà của đồng bào Mông ở đây cũng được bao quanh bởi cây sơn tra, như che trở, bảo vệ, cho biết bao thế hệ người Mông sinh sống yên bình.

Thời tiết ở Nậm Nghẹp có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các vùng khác. Vào buổi chiều, nhiệt độ bắt đầu giảm xuống nhanh. Đặc biệt, vào tháng 3, thời tiết vẫn còn khá lạnh, ban đêm nhiệt độ có thể xuống thấp. Vì vậy, du khách nên chuẩn bị đủ áo ấm. Với những du khách di chuyển bằng xe khách đến xã Ngọc Chiến có thể thuê dịch vụ xe máy ở bản Lướt hoặc thuê xe ôm để lên bản Nậm Nghẹp.

Đến với nơi đây, ngoài việc thưởng hoa, hít thở bầu không khí mát lành, tươi mới, du khách có thể ngồi uống trà, ngắm mây trời bao la, trò chuyện với người dân bản địa, tìm hiểu văn hóa của người Mông. Trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào Mông nơi đây đang học cách làm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần tạo sinh kế ổn định, bền vững.

Mặc dù, con đường đến bản Nậm Nghẹp còn nhiều gian khó, nhưng với những người yêu vùng cao, yêu hoa sơn tra và yêu thích khám phá cũng như sự trong lành của núi rừng thì sẽ càng thấy được sự thú vị trong hành trình trải nghiệm.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline