Hotline: 0941068156

Thứ năm, 17/07/2025 09:07

Tin nóng

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nói gì? (Bài 2)

‘Nhiều thách thức nhưng mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 không phải bất khả thi’

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Thứ năm, 17/07/2025

Khắc phục tình trạng sụt lún nghiêm trọng trên tuyến đê sông Mã

Thứ hai, 10/10/2022 11:10

TMO - Sau đợt mưa lớn kéo dài cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa qua, đoạn đê tả sông Mã, đoạn chạy qua địa bàn xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) đã xuất hiện vết nứt lớn và bị sụt lún nghiêm trọng, đe dọa an toàn tính mạng, tài sản của hơn 29.000 người dân.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hiện tượng đê tả sông Mã (đê cấp 2 Trung ương do Bộ NN&PTNT quản lý) đoạn qua xã Hoằng Đại (TP.Thanh Hóa) bị sạt, sụt lún. Trước đó, từ ngày 28/9 đến 4/10, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa lớn.

Ngày 1/10, đoạn đê tả sông Mã đoạn qua xã Hoằng Đại xuất hiện hiện tượng sạt, sụt lún. Hiện tượng sụt lún đê kéo dài đến ngày 4/10, với chiều dài khoảng 1 km (từ K49+950 đến K50+950). Vị trí sụt lún sát mép bê tông mặt đê, đặc biệt có 2 vị trí xuất hiện cung trượt và sụt lún sâu với chiều dài khoảng 80m, điểm sụt lún sâu nhất tới 1,3m.

Đây là đoạn đê đóng vai trò rất quan trọng, bảo vệ tính mạng, tài sản trực tiếp cho 5 xã vùng tả ngạn sông Mã với dân số khoảng 29.000 người; bảo đảm an toàn cho người dân, cây trồng, vật nuôi cho cả vùng tả ngạn thuộc một phần các huyện Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa…

Tuyến đê tả sông Mã sụt lún hơn 1km đe dọa an toàn tính mạng, tài sản của hơn 29.000 người dân đã được cắm biển theo dõi. Ảnh Lê Dương 

Ngay sau khi xảy ra sự cố Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bố trí lực lượng canh đê 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cấm các xe có tải trọng từ 10 tấn trở lên lưu thông qua đoạn đê bị sụt lún.

Đồng thời giao Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đánh giá cụ thể hiện trạng sụt lún, có phương án xử lý khẩn cấp công trình gia cố mái đê, tham mưu cho UBND tỉnh để báo cáo Bộ NN&PTNT bố trí nguồn lực thực hiện tu sửa. 

Đồng thời, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa đã giao Chi cục Thủy lợi phối hợp với UBND TP Thanh Hóa huy động lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục; cắm biển cảnh báo và phân luồng giao thông ngăn cấm xe ô tô tải chạy trên đê qua khu vực xảy ra sự cố; thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, đảm bảo an toàn cho tuyến đê trong mùa mưa lũ.

Lực lượng chức năng đã huy động máy móc, vật tư tại chỗ dùng máy bóc lớp đất nhão phía trên mặt đê; sử dụng hơn 300 khối đất thịt để gia cố vị trí bị lún sụt, đồng thời bạt trải, phủ ngăn nước ngấm vào mái đê. Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã cắt cử người hộ đê 24/24h, đề phòng sự cố có thể xảy ra.

Các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã xử lý khẩn cấp những đoạn sụt lún nặng bằng cách đắp đất vào chỗ sụt lún và che bạt phía trên để ngăn nước ngấm vào thân đê. Ảnh: Minh Hải 

Mới đây, Đoàn công tác của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đánh giá sự cố sụt lún mái đê sông Mã tại Thanh Hóa là nghiêm trọng, và đề nghị tỉnh Thanh Hóa ban bố “tình huống khẩn cấp”. Qua kiểm tra tình hình thực tế tại điểm xảy ra sự cố lún sụt mái đê phía sông Mã, đoạn từ K49+950 đến K50+950 trên đê tả, thuộc địa bàn TP.Thanh Hóa, Đoàn công tác khẳng định hiện tượng sụt lún mái đê tả sông Mã là sự cố nghiêm trọng, gây mất an toàn chống lũ của đê.

Do đó, đề nghị các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, sẵn sàng vật tư, phương tiện, nhân lực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh ngay từ giờ đầu, không để sự cố phát triển thêm. Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, UBND TP.Thanh Hóa tham mưu UBND tỉnh Thanh Hóa ban bố tình huống khẩn cấp; đồng thời xác định đoạn đê tả Mã khu vực xảy ra sự cố là trọng điểm đê điều xung yếu năm 2022, khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ trọng điểm.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa khẩn trương tổ chức khảo sát, đánh giá nguyên nhân sự cố, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp và huy động mọi nguồn lực để tổ chức xử lý khẩn cấp sự cố đê nghiêm trọng này, đảm bảo ổn định lâu dài, an toàn cho tuyến đê.

 

 

Thu Trang 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline