Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 13/04/2025 07:04

Tin nóng

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 13/04/2025

Khắc phục tình trạng sạt lở sông Trà Bồng

Thứ bảy, 24/06/2023 07:06

TMO - Tình trạng sạt lở ở sông Trà Bồng đoạn qua địa bàn huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây mất đất sản xuất và làm ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm hộ dân sống ven sông.

Qua rà soát của Ủy ban Nhân dân huyện Bình Sơn, tình hình sạt lở sông Trà Bồng đang diễn ra ở tám xã, thị trấn nằm dọc theo dòng sông. Sạt lở nghiêm trọng nhất là ở các xã Bình Trung, Bình Mỹ, Bình Minh và Bình Dương. Tại xã Bình Trung, những bụi tre được người dân  trồng ven sông với mục đích giữ đất, phòng chống sạt lở. Tuy nhiên, sau mỗi mùa mưa lũ đi qua tình trạng sạt lở ngày càng gia tăng, lấn sâu vào bờ.   

Trong đó, người dân ở tổ dân phố An Châu và Giao Thủy (thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) đứng trước nỗi lo mất đất sản xuất, bởi cứ mỗi mùa lũ trôi qua, những mảnh ruộng màu mỡ ven sông Trà Bồng bị giảm đi đáng kể. Vùng đất đai màu mỡ, trù phú ven sông từng mang lại huê lợi cho người dân cứ thu hẹp dần. Hoa màu cũng bị thiệt hại nặng mỗi khi nước sông dâng cao. Người dân địa phương mong mỏi được nhà nước xây dựng kè kiên cố để giữ đất, giữ lại kế sinh nhai bao đời và ổn định sản xuất, chấm dứt cảnh thấp thỏm chạy lũ, chạy sạt lở vào mùa mưa bão.

Tình trạng sạt lở nghiêm trọng ở sông Trà Bồng, đoạn qua thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương (Bình Sơn). Ảnh: TV. 

Trước thực trạng trên, UBND huyện Bình Sơn đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kè Bến Đụn với chiều dài gần 750m, tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, đảm bảo an toàn dân sinh và góp phần cải tạo cảnh quan sạch đẹp, phát triển du lịch. Trước hết, huyện sẽ triển khai xây dựng kè kiên cố tại những vị trí sạt lở đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, một số vị trí khác, Ủy ban Nhân dân huyện sẽ không làm kè cứng toàn bộ mà có giải pháp làm kè mềm vừa đảm bảo chống sạt lở, vừa đảm bảo hệ sinh thái dọc theo sông.

UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định đầu tư xây dựng Kè chống sạt lở bờ sông Trà Bồng, đoạn qua thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn. Dự án có quy mô gồm: Đầu tư xây dựng mới kè bảo vệ bờ sông với tổng chiều dài 800m, đỉnh kè kết hợp giao thông, hình thức kè tường đứng và kè mái nghiêng. Cùng với đó là các hạng mục thuộc kè gồm: 5 bậc lên xuống và 2 cống thoát nước kết hợp bậc lên xuống. Trong đó, giải pháp thiết kế chủ yếu của công trình gồm đỉnh kè kết hợp giao thông có cao trình đỉnh kè +2,3m, bề rộng mặt gia cố đỉnh kè 5m, kết cấu mặt bằng bê tông xi măng M300 dày 20cm; bổ trí lan can ống thép tráng kẽm bảo vệ an toàn dọc đỉnh kè.

UBND tỉnh Quảng Ngãi quyết định đầu tư xây dựng Kè chống sạt lở bờ sông Trà Bồng, đoạn qua thôn Đông Yên 2, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn. 

Thân kè đoạn từ K0 đến K0+720 được xây dựng theo hình thức kè tường đứng, kết cấu tường bằng cọc ván bê tông cốt thép dự ứng lực SW500A, bên trong đắp đất đầm chặt K>0,95 và cát; bên ngoài có kết hợp lăng thể đá hộc, có cao trình đỉnh - 0,2m. Đoạn từ K0+803 đến K0+883 được xây dựng theo hình thức kè mái nghiêng, hệ số mái m-2, có kết cấu bên trong bằng đất đắp đầm chặt K> 0,95, gia cố mặt ngoài của mái kè bằng tấm bê tông đúc sẵn M300 đặt trong khung dầm bê tông cốt thép M300, phía dưới là lớp đệm đá (1x2) dày 10cm, dưới cùng là lớp vãi địa kỹ thuật. Chân kè đoạn này có cao trình đỉnh +0,8m, kết cấu bằng rọ đá lưới thép bọc nhựa PVC kết hợp đống đá hộc thả rời.

Bậc lên xuống thuộc kè có kết cấu bằng bê tông cốt thép M300; cống thoát nước ngang kết cấu bằng ống buy ly tâm D50cm, kết nối vào hố ga thu nước. Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 2,75ha, trong đó phần chiếm đất lâu dài là 1,7ha; phần diện tích chiếm đất tạm thời 1,05ha. Đây là công trình thủy lợi (Kè bảo vệ bờ), nhóm C, cấp IV.

Dự án có tổng mức đầu tư 38 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022, được UBND tỉnh Quảng Ngãi phân bổ tại Quyết định số 281/QÐ-UBND ngày 14/4/2023. Trong đó, dự án không tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí xây dựng công trình chiếm phần lớn cơ cấu trong tổng mức đầu tư, tương đương hơn 31,5 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trong năm 2023, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý trong quá trình tổ chức thực hiện, sau khi hoàn thành sẽ bàn giao cho UBND xã Bình Dương, huyện Bình Sơn quản lý, sử dụng.

 

 

Nguyễn Yến 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline