Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 02:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Khắc phục sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn cho người dân

Thứ hai, 19/06/2023 14:06

TMO - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Chính quyền địa phương và ngành chức năng đang nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở và giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn cho người dân. 

Vừa qua (9/6/2023), tại khu vực bờ sông Nha Mân - Tư Tải (đoạn thuộc ấp Tân Hựu, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành) xảy ra vụ sạt lở đất với chiều dài khoảng 30m, khu vực sạt lở ăn sâu vào bờ từ 4-5m, uy hiếp tuyến đường ĐT 854 (nối huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp với huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long). Vụ sạt lở không gây thiệt hại về người xong gây thiệt hại về tài sản khoảng 500 triệu đồng khi một kho chứa vật tư nông nghiệp và tiệm sửa xe gắn máy của người dân tại địa phương bị nhấn chìm xuống kênh.

Trước đó (ngày 21/5/2023), khu vực bờ sông Cần Lố (đoạn gần Đình thần Trà Bông, thuộc xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh) xảy ra sạt lở, gây thiệt hại về tài sản khoảng 500 triệu đồng. Đoạn sạt lở có chiều dài 40 m, lấn vào đất liền từ 3 - 5 m, làm hư hỏng nặng 2 ngôi nhà của hộ dân địa phương; khoảng 160 m2 đất sụp xuống sông Cần Lố. Hơn 1 tuần trước đó, cũng tại khu vực bờ sông Cần Lố (đoạn gần chợ Nhị Mỹ) đã xảy ra sạt lở dài khoảng 30 m, ăn sâu vào mặt đường bờ Tây sông Cần Lố, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông, nhấn chìm 135 m2 đất, uy hiếp 5 căn nhà của người dân. 

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 19 vụ sạt lở ở các sông, kênh, rạch. 

Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp cho hay, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 19 vụ sạt lở ở các sông, kênh, rạch thuộc các xã Phương Trà, Tân Hội Trung, An Bình, Tân Nghĩa, Nhị Mỹ, Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh); xã Tân Phú Đông, Tân Quy Tây (thành phố Sa Đéc); xã Hòa Tân, Phú Long, An Khánh, Tân Nhuận Đông (huyện Châu Thành) với chiều dài sạt lở gần 600 m, diện tích hơn 2.000 m2, làm sập 5 căn nhà, ảnh hưởng trực tiếp trên 15 hộ dân, ước thiệt hại gần 2 tỷ đồng. 

Năm 2022, trên địa bàn xảy ra sạt lở trên sông Tiền, sông Hậu có tổng chiều dài hơn 27 km, “ăn” vào bờ từ 0,3 - 22 m (thuộc 21 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố), diện tích đất bị mất trên 3,2 ha, gây thiệt hại về vật chất ước tính gần 7 tỷ đồng, 19 hộ bị ảnh hưởng và được di dời đến nơi ở an toàn. Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch nội đồng với tổng chiều dài 21,7 km (tăng 19,5 km so với năm 2021).

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, sông Hậu trên địa bàn Đồng Tháp sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở các xã: Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự); An Phong, Tân Hòa, Tân Quới (huyện Thanh Bình); Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Phường 6 (thành phố Cao Lãnh); Mỹ An Hưng A, Mỹ An Hưng B (huyện Lấp Vò); Bình Thạnh, Bình Hàng Tây (huyện Cao Lãnh).

Tình trạng sạt lở nội đồng cũng diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. nguyên nhân chủ yếu gây ra sạt lở là do động lực dòng chảy tác động vào lòng dẫn có cấu tạo nền địa chất mềm yếu và do những cồn cát nổi lên ở lòng sông làm thay đổi dòng chảy ép sát bờ. Sạt lở thường diễn ra ở những khu vực các cù lao và nơi dòng sông phân nhánh, khu vực nhập lưu của các nhánh sông, đoạn sông có luồng lạch không ổn định, nơi dòng sông hẹp.

Sạt lở còn do các hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản dọc theo bãi bồi ven sông không theo quy hoạch, không theo hướng dẫn của các ngành chức năng; xây dựng nhà ở, công trình cặp bờ sông lấn chiếm mặt sông làm thu hẹp mặt cắt ướt lòng dẫn và sóng gió do các phương tiện thủy gây ra. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (sụt lún đất, biến động lượng mưa, ảnh hưởng dòng thấm do mưa đầu vụ...) cũng có những tác động đến quá trình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Hỗ trợ người dân di dời đồ đạc và khắc phục sạt lở ở kênh Đốc Phủ Hiền, ấp Phú Thuận, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: HN. 

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh theo dõi, tổng hợp tình hình, diễn biến sạt lở, kịp thời báo cáo, đề xuất các giải pháp xử lý. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh quản lý việc khai thác cát đúng phạm vi quy định, kết hợp việc khai thác cát với chỉnh trị dòng chảy trên sông Tiền hướng vào giữa, tránh gây ảnh hưởng sạt lở bờ sông.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý việc xây dựng các công trình, nhà ở dọc các tuyến kênh, rạch, bảo đảm về kỹ thuật và quy hoạch nhằm giảm tới mức thấp nhất tình trạng sạt lở và thiệt hại do sạt lở (nếu có) xảy ra; cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân, thực hiện các giải pháp mềm, tiết kiệm như trồng cây, thủy sinh hạn chế sạt lở nội đồng...

Tỉnh Đồng Tháp đang thực hiện 5 dự án kè bờ chống sạt lở, xử lý cấp bách sạt lở bờ sông nhằm ứng phó với tình hình sạt lở ngày càng phức tạp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng các dự án. Tính tới giữa tháng 5/2023, tiến độ giải ngân tại các dự án này đạt gần 58% kế hoạch vốn được giao. Ngoài 5 dự án đang thực hiện, Ban Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị đầu tư Dự án Xử lý sạt lở cấp bách bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh (giai đoạn 2).

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Tháp, tình hình thời tiết năm 2023 có diễn biến phức tạp, khó lường, các rủi ro thiên tai có thể xảy ra như: sạt lở đất (sạt lở bờ sông Tiền và sạt lở nội đồng); mưa lớn, giông lốc, sấm sét; ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ); lũ, ngập lụt, ngập úng do mưa, thủy triều. Do vậy, các ngành, các cấp và Nhân dân cần tập trung phòng, chống thiên tai trong đó chú trọng các giải pháp chủ động ứng phó, khắc phục sạt lở bờ sông. 

Dự báo từ tháng 6 đến tháng  8/2023, khả năng hiện tượng ENSO chuyển từ trạng thái trung tính sang El Nino với xác suất từ 60 -70%; từ tháng 9 - 11, hiện tượng El Nino tiếp tục xảy ra với xác suất từ 70 - 80% và có khả năng kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2024. Về tình hình mưa, mùa mưa đã chính thức bắt đầu trên khu vực tỉnh Đồng Tháp từ ngày 8/5, sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 3 ngày. Mùa mưa có khả năng kết thúc vào giữa tháng 11, sớm hơn hàng năm khoảng nửa tháng.

Để giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra những hiện tượng thời tiết cực đoan trong thời gian tới, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh cần thực hiện các giải pháp: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh mưa lớn, giông, lốc, sấm sét, chằng chống nhà cửa... 

 

 

PV 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline