Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 06:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Khắc phục khẩn cấp tình trạng xói lở bờ biển Ba Tri

Thứ bảy, 02/12/2023 11:12

TMO - Từ nguồn kinh phí Chính phủ phân bổ phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre đã chi 210 tỷ đồng khẩn cấp xây kè chống sạt lở bờ biển Ba Tri.

Theo đó, dự án được đầu tư xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ biển, tổng chiều dài khoảng 2,3km với kinh phí đầu tư khoảng 210 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư từ nguồn dự phòng năm 2023 là 200 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đối ứng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 10 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự án trong 2 năm 2023 và 2024.

Dự án phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng xói lở, xâm thực bờ biển, gây mất đất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tại khu vực huyện Ba Tri; tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất bền vững, ổn định lâu dài. Đồng thời, góp phần bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng trong khu vực các xã biên giới như tuyến đê biển Ba Tri, cầu Đường Tắc, tuyến kè bảo vệ Khu Du lịch Cồn Nhàn, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ...

Tỉnh Bến Tre ưu tiên nguồn lực xử lý khẩn cấp tình trạng sạt lở bờ biển Ba Tri. Ảnh: NT. 

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư; quản lý, thực hiện công trình xây dựng. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật về xây dựng, chịu trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư thẩm định từng phần thiết kế bản vẽ thi công để kịp thời triển khai đáp ứng yêu cầu khẩn cấp. Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri chuẩn bị mặt bằng thi công và bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện công trình đáp ứng yêu cầu xây dựng công trình khẩn cấp.

Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, xâm thực bờ biển huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Cụ thể, khu vực sạt lở, xâm thực nghiêm trọng trên địa bàn xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, với tổng chiều dài khoảng 4,7km, gồm 2 đoạn. Đoạn 1 từ vị trí tiếp giáp kè bêtông-điểm du lịch Cồn Nhàn đến cửa rạch Tràng Nước (hướng từ kè bêtông nhìn ra biển phía bên trái), có chiều dài khoảng 1,7km. Mức độ sạt lở nghiêm trọng và cần có các giải pháp công trình bền vững để xử lý, khắc phục sạt lở.

Đoạn 2 từ vị trí tiếp giáp kè bêtông-điểm du lịch Cồn Nhàn đến cửa rạch Đường Tắc, có chiều dài khoảng 3km; trong đó, có trên 1km đang bị xói lở, xâm thực mạnh, nhất là khu vực tiếp giáp với công trình kè bêtông. Hiện khu vực sạt lở làm ảnh hưởng trực tiếp đến 115 hộ dân; 15 căn nhà ở bị ảnh hưởng (sập hoàn toàn 4 căn và phải di dời đến nơi an toàn 11 căn); hư hỏng hoàn toàn 100m đường bêtông; sạt lở hoàn toàn 650m bờ bao. Diện tích đất bị ảnh hưởng khoảng 535ha; trong đó, riêng đất rừng phòng hộ ven biển từ năm 2004 đến nay mất 16ha và thiệt hại hoàn toàn 45 ha hoa màu của người dân.

Tình trạng sạt lở bờ biển diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh. 

Bến Tre là một trong những địa phương có tình trạng sạt lở ven sông, ven biển nghiêm trọng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm tỉnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc ngăn chặn tình trạng sạt lở. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. Hiện tỉnh Bến Tre có 112 điểm sạt lở ven sông, ven biển với tổng chiều dài 134km. Đáng chú ý, sạt lở bờ sông với 104 điểm, tổng chiều dài khoảng 115km gây hư hại nhà ở, mất đất sản xuất của khoảng 700 hộ dân trong khu vực sạt lở; sạt lở bờ biển 8 điểm, với tổng chiều dài khoảng 19km đã làm mất khoảng 200ha đất và 54ha rừng phòng hộ thuộc 3 huyện ven biển.

Được biết, trong năm 2023 này, tỉnh Bến Tre được nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 300 tỷ đồng để trực tiếp khắc phục, giải quyết tình trạng ven sông ven biển, tập trung ở các địa điểm đã được công bố. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu và dòng chảy ngày càng khó lường, tình trạng sạt lở dự báo sẽ tiếp tục tiếp diễn trong thời gian tới. Trong đó, nguy hiểm nhất là tình trạng sạt lở đã không còn diễn ra “theo mùa” ở những tháng mưa nhiều như trước mà ngay cả mùa khô vẫn xảy ra khiến người dân, chính quyền liên tục phải đề phòng.

 

 

Thanh Tùng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline