Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 16:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Huy động nguồn lực khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông

Thứ năm, 23/02/2023 04:02

TMO - Thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp tập trung huy động nguồn lực, đầu tư các dự án, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai đặc biệt là các công trình phòng chống sạt lở bờ sông trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng Tháp là tỉnh nằm ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, có sông Tiền và sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài 157km, hàng năm tình trạng sạt lở bờ sông Tiền đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình hạ tầng quan trọng khác. Những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sự thay đổi dòng chảy cũng như suy giảm bùn cát do ảnh hưởng của các đập thượng nguồn sông Mekong làm cho tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt trong năm 2022 tình hình sạt lở xảy ra tại khu vực xã Tân Quới, xã Bình Thành huyện Thanh Bình, xã Hòa An thành phố Cao Lãnh.

Nhằm kịp thời khắc phục tình trạng sạt lở, đảm bảo tính mạng, tài sản của người dân và bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị Bộ Tài chính và NN&PTNT xem xét, trình Chính phủ hỗ trợ 400 tỷ đồng (từ nguồn vốn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022) triển khai các dự án cấp bách tại 2 địa điểm.

Cụ thể, xử lý cấp bách sạt lở sông Tiền khu vực xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, trong đó khu vực sạt lở dọc cù lao Tây bờ phải sông Tiền thuộc địa phận xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp với chiều dài khoảng 1,5km, tình hình xói lở diễn biến hết sức phức tạp, khó lường và ngày càng lấn sâu vào đất liền.

Sạt lở bờ sông Tiền, đoạn qua xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: N.An 

Tại khu vực này từ tháng 6/2022 đến nay đã liên tiếp xảy ra 03 vụ sạt lở lớn gây mất nhiều diện tích đất và thiệt hại nhiều tài sản của người dân. Trước tình hình diễn biến sạt lở tại bờ phải sông Tiền thuộc xã Tân Quới, huyện Thanh Bình ngày càng phức tạp và khó lường, tháng 11/2022 UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 1207/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền khu vực xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp để tổ chức di dời khẩn cấp 40 hộ dân nằm sát bờ sông đến nơi an toàn.

Theo các số liệu đo đạc theo dõi diễn biến lòng dẫn bờ phải sông Tiền, nhận định tình hình sạt lở thay đổi nhanh và trong thời gian tới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường hơn. Do đó, nhu cầu xây dựng bờ kè để khắc phục xói lở bờ sông Tiền nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của 351 hộ 2 dân và tuyến đường huyết mạch nối liền các xã trên tuyến Cù Lao Tây, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương là hết sức cấp thiết. Quy mô đầu tư kè mềm bao tải cát tạo mái và thảm đá chống xói chân kè với kinh phí dự kiến 150 tỷ đồng với chiều dài 1.500 m.

Bên cạnh đó là xây dựng kè Hổ Cứ, TP Cao Lãnh (từ kè giai đoạn nối dài đến Tượng đài tập kết). Đoạn sông Tiền thuộc địa phận xã Hòa An và phường 6, thành phố Cao Lãnh sạt lở xảy ra nhiều năm nay. Thời gian qua, khu vực này cũng được đầu tư các công trình kè để bảo vệ bờ tuy nhiên vẫn chưa bảo vệ được hoàn toàn, đặc biệt tại đây có Tượng đài sự kiện tập kết năm 1954.

Nhằm chủ động phòng chống sạt lở bờ sông Hổ Cứ kịp thời đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, ổn định đời sống của hơn 480 hộ dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu trong khu vực, chống ngập trước thách thức của biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, cũng như Tượng đài tưởng niệm tập kết 1954 nên việc đầu tư công trình kè bảo vệ bờ là cần thiết. Quy mô đầu tư đỉnh kè bằng tường bê tông cốt thép, gia cố chân kè bằng bao tải cát lấp hố xói, trải vải địa kỹ thuật và thả thảm đá với kinh phí 250 tỷ đồng. 

Tỉnh Đồng Tháp huy động nguồn lực xây dựng các bờ kè chống sạt lở bờ sông. Ảnh: TTX 

Theo kết quả đánh giá của các ngành chức năng, sông Tiền đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đồng Tháp dài 122,9 km và sông Hậu dài 34,4 km. Trong những năm gần đây, sạt lở sông Tiền và sông Hậu xảy ra tại 20 đến 45 xã, phường, thị trấn thuộc 10/12 huyện, thành phố. Sạt lở gây mất đất ở, đất sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn hộ dân sống trong khu vực. Theo thống kê đầu từ năm 2005-2020, về chiều dài bờ sông bị xói lở: trên chiều dài dòng chính Sông Tiền khoảng 122,9 km thì có từ 23 - 101 km đường bờ sông bị xói lở, đạt ở mức 20-80% so với tổng chiều dài dòng chính.

Các kết quả đo đạc, khảo sát và nghiên cứu diễn biến lòng sông trong nhiều năm gần đây cho thấy nguyên nhân sạt lở tại tỉnh Đồng Tháp là do động lực dòng chảy tác động vào lòng dẫn có cấu tạo nền địa chất mềm yếu và do những cồn cát nổi lên ở lòng sông làm thay đổi dòng chảy ép sát bờ gây ra xói lở là chủ yếu. Sạt lở thuộc loại này thường diễn ra ở những khu vực các cù lao và nơi dòng sông phân nhánh, khu vực nhập lưu của các nhánh sông, đoạn sông có luồng lạch không ổn định và do các dòng sông bị đói phù sa (theo đánh giá các đập thủy điện thượng nguồn làm giảm lượng phù sa từ 60 - 65% vào năm 2020, giảm trên 90% vào năm 2040).

Đồng Tháp có tổng chiều dài vành đai nguy cơ sạt lở hơn 132 km; gần 6.000 hộ dân đang sinh sống trong vành đai có nguy cơ sạt lở. Hiện nay, lũ kết hợp triều cường có chiều hướng gia tăng và vào mùa mưa, nền đất mềm nên nguy cơ sạt lở cao, UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó sạt lở bờ sông.

UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị, các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát khu vực sạt lở bờ sông, theo dõi thường xuyên diễn biến khu vực đã xảy ra sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Ngành chức năng cắm biển cảnh báo, khoanh vùng sạt lở tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tại khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng… thông báo tình trạng sạt lở để nhân dân nắm, chủ động phòng tránh.

 

 

Lê Tâm 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline