Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 07:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nhà máy thu gom, xử lý nước thải

Chủ nhật, 19/02/2023 21:02

TMO - Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý nước thải, thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tận dụng, huy động các nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đầu tư, xây dựng các nhà máy thu gom, xử lý nguồn thải trên.

Theo số liệu báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 80.146 m3/ngày đêm; trong đó khu vực đô thị khoảng 36.974 m3/ngày đêm, khu vực nông thôn khoảng 43.172 m3/ngày đêm.

Tại khu vực đô thị, hệ thống hạ tầng thu gom và xử lý nước thải hầu như chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu vực mới chỉ được đầu tư xây dựng cống rãnh thu gom nước thải mang tính cục bộ. Tại khu vực nông thôn, hầu như chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, phần lớn nước thải của các hộ dân chỉ được xử lý sơ bộ bằng bề phốt sau đó xả ra môi trường qua hệ thống các cống rãnh thoát nước dọc theo đường làng, ngõ xóm, sau đó ra các kênh mương, ao, hồ và cuối cùng xuống các sông, suối trong khu vực. 

Tỉnh Vĩnh Phúc tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các nhà máy thu gom, xử lý nước thải tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Để nâng cao khả năng, chất lượng thu gom, xử lý nước thải tại các địa phương, hằng năm tỉnh luôn dành nguồn lực lớn để phân bổ cho các công trình, dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; quan tâm đầu tư, xây dựng các dự án thu gom, xử lý nước thải để khắc phục ô nhiễm môi trường khu dân cư. Thời gian tới, các địa phương bao gồm thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường), thị trấn Tam Hồng, Yên Lạc (huyện Yên Lạc) và thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên) sẽ là những địa phương đầu tiên của Vĩnh Phúc có nhà máy thu gom và xử lý nước thải khu dân cư. Công trình này thuộc Hợp phần 2 của Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), nhằm giảm ô nhiễm nước sông Phan và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu vực đông dân cư được lựa chọn.

Theo đó, nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sẽ đạt QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt theo mục đích sử dụng nước của nguồn tiếp nhận. Khi đi vào hoạt động, những nhà máy này sẽ góp phần quan trọng trong việc xử lý vấn đề nước thải ở địa phương, hướng tới môi trường xanh và bền vững. Bên cạnh đó, dự án còn góp phần bảo đảm kiểm soát lũ tại lưu vực trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc và ngăn chặn sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng nước mặt sông Phan (đoạn chảy qua địa phận Thổ Tang và huyện Vĩnh Tường).

Tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải thị trấn Thổ Tang đang được đẩy nhanh. Ảnh: VN 

Trong đó, công trình Nhà máy thu gom và xử lý nước thải thị trấn Thổ Tang thuộc Hợp phần 2 – Quản lý môi trường nước của Dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Với mục tiêu cung cấp môi trường nước bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của tỉnh Vĩnh Phúc, bảo đảm kiểm soát lũ tại lưu vực trung tâm của tỉnh và ngăn chặn sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng nước mặt sông Phan (đoạn chảy qua địa phận Thổ Tang và huyện Vĩnh Tường).

Dự án còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Phan và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong các khu vực đông dân cư như ở thị trấn Thổ Tang. Tăng tính lâu bền của cơ sở hạ tầng đô thị và các dịch vụ đô thị tại Thổ Tang. Giảm thiểu các bệnh dịch có nguyên nhân từ việc nước thải bị ứ đọng và không được xử lý. Tạo điều kiện để thu hút đầu tư và và phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Thổ Tang nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Tại thành phố Vĩnh Yên tỉnh quan tâm cho đầu tư nhà máy xử lý nước thải đặt tại xã Quất Lưu (Bình Xuyên) công suất xử lý đạt 5.000 m3/ngày đêm để thu gom và xử lý cho khu vực phía Nam thành phố; các phường, xã còn lại hiện nay thành phố đang triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom cấp 3, cấp 2.

Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) với tổng nguồn vốn 220 triệu USD (tương đương 4.815,8 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay 150 triệu USD, vốn đối ứng 70 triệu USD. Địa điểm xây dựng là các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên; thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, hợp phần 2, quản lý môi trường nước, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tại các thị trấn Thổ Tang, Tam Hồng, Yên Lạc, thị trấn Hương Canh và xây dựng 14 điểm xử lý nước thải phân tán dọc sông Phan.

 

 

Lê Đức

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline