Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 26/01/2025 14:01

Tin nóng

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 26/01/2025

Hương vị bánh chưng ngày Tết

Thứ bảy, 25/01/2025 07:01

TMO - Bánh chưng không đơn thuần là một món ăn, mà là nguồn cội, là văn hóa, là sự tổng hòa của trời, của đất với những tinh túy mà thiên nhiên ban tặng cho người Việt.

Tết đến Xuân về, trong mỗi gia đình người Việt không thể thiếu bánh chưng. Các cụ từ lâu đã nói rằng “thấy bánh chưng là thấy Tết”, trong nhà mà không có bánh chưng hẳn như sẽ không thể có không khí Tết. Bánh chưng cũng là loại bánh duy nhất trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại. Bánh chưng ra đời bắt nguồn từ truyền thuyết Lang Liêu và gắn với sự tích “Bánh chưng bánh dày”.

Tương truyền vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân, đất nước thái bình nên vua muốn truyền ngôi cho con bèn bảo rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau đi tìm của ngon, vật lạ thì chỉ có Lang Liêu vì mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn nên lo lắng không biết chuẩn bị gì. Sau một đêm nằm mơ thấy thần nhân bảo rằng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi sống con người và có thể ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời và lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”.

Lang Liêu tỉnh dậy và thực hiện đúng như những lời được chỉ bảo trong giấc mơ. Chàng lựa những hạt nếp trắng tinh, không sứt mẻ, đem vo cho sạch, rồi lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem luộc chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. Đúng kỳ hẹn, Vua hội họp các con lại để mang lễ vật đến cúng Tổ tiên. Giữa rất nhiều sơn hào hải vị, Vua Hùng chỉ hài lòng duy nhất với món bánh chưng và bánh dày của Lang Liêu và truyền ngôi cho chàng. Từ đó về sau, hàng năm cứ mỗi dịp giỗ Tổ Vua Hùng và vài dịp Tết, người dân lại làm bánh chưng, bánh dày để tưởng nhớ công ơn vua Hùng và bày tỏ lòng thành với Tổ tiên.

Với mỗi gia đình ở miền Bắc, ngày Tết không thể thiếu hương vị bánh chưng và hương vị bánh tét với mỗi gia đình ở miền Nam. Ảnh minh họa.

Từ đó, phong tục gói bánh chưng, bánh dày từ lâu gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thờ cúng tổ tiên vào dịp tết Nguyên đán và những lễ hội cổ truyền. Bánh chưng, bánh dày là hai thứ bánh không thể thiếu trong lễ vật, trong mâm cơm cúng thần linh, tiên tổ ngày tết. Nó thể hiện sự tri ân công đức tổ tiên của người dân Việt Nam với sự thành kính và tấm lòng thơm thảo. Trong bảng lảng khói hương, chiếc bánh chưng xanh và bánh dày trắng dẻo như gợi lên những giá trị trường tồn trong đời sống của con người, là sợi dây kết nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa tổ tiên với con cháu. Và đặc biệt, hình ảnh bánh chưng, bánh dày hiện hữu trên bàn thờ tổ tiên là minh chứng cho sự bảo tồn văn hoá, cho đạo đức của người dân đất Việt đối với tổ tiên.

Nếu như trước kia, bánh chưng chỉ được làm, sử dụng vào dịp Tết Nguyên đán hay dịp Lễ truyền thống thì ngày nay bánh chưng hầu như được làm và bán hằng ngày. Cơ chế thị trường rộng mở, hàng hóa dồi dào, bánh chưng bày bán khắp các khu chợ, trung tâm thương mại, vì thế khách hàng mặc sức lựa chọn. Phương thức mua bán cũng hết sức thuận tiện, linh hoạt, ngồi ở nhà, ta có thể lên mạng đặt hàng không dùng tiền mặt mà thanh toán qua tài khoản, rồi bánh sẽ được chuyển đến tận nơi. Bánh chưng ở một số làng nghề sản xuất đại trà từng lô bánh đều chằn chặn đem bọc hút chân không để có thể theo chân các chuyến bay vươn xa phục vụ kiều bào ta ở nước ngoài đón Tết. Tiện lợi là vậy, thế nhưng không ít gia đình Việt vẫn giữ nguyên phong tục gói bánh chưng ngày Tết (tự gói) để ngày Tết Cổ truyền mang lại nhiều ý nghĩa hơn.

Ngọc Diệp (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, hồi còn nhỏ rất háo hức mỗi khi Tết đến, Xuân về bởi theo Diệp, Tết đến tức là được cùng ông bà, bố mẹ ngồi gói bánh chưng rồi xem luộc, vớt bánh. Hương thơm của bánh chưng được vớt ra từ nồi nước sôi, hơi tỏa ngun ngút làm Diệp thích thú. “Ngày này, việc tự gói bánh chưng ngày Tết đã không được các gia đình duy trì, thậm chí đã biết mất hoàn toàn với không ít gia đình Việt”, Diệp tiếc nuối.

Diệp cho biết, cuối năm dù rất bận rộn với công việc nhưng Diệp cùng gia đình nhỏ bé của mình vẫn duy trì phong tục gói bánh chưng mỗi khi Tết đến. Theo Diệp, việc tự gói bánh chưng ngày Tết có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt, nhất là giáo dục con nhỏ hiểu rõ hơn về Tết Cổ truyền dân tộc.

 

 

THẢO NGUYÊN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline