Hotline: 0941068156

Thứ ba, 28/01/2025 09:01

Tin nóng

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 28/01/2025

Hương thơm mùi già chiều cuối năm

Thứ hai, 27/01/2025 14:01

TMO – Qua thời gian, xã hội phát triển dẫn đến nhiều gia đình không duy trì một số phong tục, tập quán hay thói quen xưa. Tuy nhiên, không ít người dân Hà Nội dù đang trong thời hiện đại nhưng họ vẫn giữ được tục lệ tắm nước lá mùi già vào ngày cuối cùng của năm cũ.

Hà Nội chiều 28 Tết (28 tháng Chạp) không còn cảnh tất bật, chen lấn như những ngày thường, phố phường thật thoáng đãng tạo nên sự bình yên đến lạ bởi các cửa hàng, hàng quán hầu như đã đóng cửa nghỉ Tết, đâu đó chỉ còn lác đác vài cửa hàng vẫn mở cửa với hy vọng đón thêm những vị khách để thêm khoản thu nhập.

Tuy nhiên, ở các khu chợ truyền thống hay những điểm chợ cóc (tự phát) dù không còn cảnh đông đúc nhưng sức mua bán nơi đây vẫn nhộn nhịp. Người chọn cho mình những cành đào nhỏ ưng ý để trang trí ban thờ Tết, chậu quất nhỏ để trưng bày, trang trí cho không gian phòng khách, người thì mua thực phẩm, sắm thêm đồ dùng phục vụ cho những ngày Tết và không thể thiếu vắng những bà, những chị ngồi bán những bó rau mùi già. Tưởng như ít ai để ý, tuy vậy, những gánh mùi già vẫn được nhiều người đến hỏi mua.

Thu nhập từ bán rau mùi già tuy không lớn nhưng cũng giúp người nông dân có Tết đầy đủ hơn. Ảnh minh họa.

Chị Thắm (Thượng Cát, Hà Nội) cho biết, chị và nhiều người khác trong xóm đã bán rau mùi già nhiều năm nay ở khu chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy. Năm nào cũng vậy, cứ đến gần ngày 29 hoặc 30 Tết, chị cùng nhiều người khác mang rau mùi đến đây bán. “Mấy năm trước tôi cứ nghĩ sẽ chả ai mua rau mùi già về đun nước tắm nữa, nhưng không phải vậy, năm nào tôi cũng bán được hàng trăm nắm rau mùi vào dịp này”, chị Thắm nói.

Khi được hỏi về thu nhập từ bán rau mùi già dịp Tết, chị Thắm cho biết “nhiều thì được khoảng 5 triệu, ít cũng được khoảng hơn 3 triệu, thu nhập không quá nhiều nhưng thêm vào để cái Tết được đầy đủ, vẹn toàn hơn”, chị Thắm cười.

Bà Loan (khu tập thể Nghĩa Tân, Cầu Giấy), sau một vòng chợ đã mua đủ những thứ cần thiết phục vụ cho 2 ngày Tết, thế nhưng vẫn không quên ghé vào gánh rau mùi chọn mua 2 nắm (2 bó nhỏ) về nấu lấy nước tắm vào chiều cuối năm. Theo bà Loan, việc cả nhà (3 thành viên) tắm nước rau mùi già đã thành thói quen được duy trì mấy chục năm nay. Ngoài quan niệm dân gian mang tính tâm linh, bà Loan cho biết, tắm nước lá mùi già rất có ích cho sức khỏe bởi thấy cơ thể dễ chịu hơn.

Nhiều gia đình vẫn giữ được tục lệ tắm nước lá mùi già vào chiều cuối năm. Ảnh minh họa.

Theo quan niệm dân gian, tắm nước lá mùi nhằm xua tan đi những chuyện không hay, những bụi trần trong suốt một năm để chuẩn bị đón một năm mới đầy ý nghĩa. Trong Đông y, rau mùi có tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, chống mệt mỏi, lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Có lẽ, cùng vì những tác dụng như một vị thuốc dân gian, lại thêm hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng, có thể lưu giữ lâu nên bao đời nay, cây mùi già được nhiều gia đình người Việt dùng để xông nhà cửa, tắm gội vào chiều cuối năm.

Mùi là cây rau của mùa Đông. Thường cứ vào cuối Đông, người nông dân reo hạt mùi, sau cây mùi nhanh chóng đơm những nụ hoa trắng li ti, kết những chùm quả nhỏ. Khi ấy, người nông dân cắt mùi sát tận gốc, bó thành từng nắm nhỏ mang ra chợ bán. Những gánh mùi già xuất hiện ở chợ dân sinh vào khoảng 27 Tết, rồi rộ lên bán vào ngày 29, 30 Tết. Một mớ mùi già được bán với giá chỉ khoảng 10 ngàn đồng hoặc hơn 10 nghìn đồng tùy nắm to hay nhỏ. Ra Giêng, nhiều người vẫn gánh cây mùi đi bán.

Cây mùi già có đặc trưng thơm lâu, từ lá, hoa, quả đến rễ đều có thể tạo hương thơm. Bởi thế, khi nấu nước lá mùi nên để nguyên rễ, rửa sạch. Không cần cho quá nhiều lá mùi, chỉ cần 2 bó mùi nhỏ nồi nước tắm vẫn sóng sánh một mùi hương nhẹ nhàng, bền lâu. Nhiều người kỹ tính đun lá mùi còn phải để sôi lăn tăn trên bếp độ hơn mươi phút mới tắt bếp để hương thơm lan toả, xông vào từng ngõ ngách trong nhà.

Chiều 29, 30 Tết, khi các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm đoàn viên, mùi thơm thanh khiết, dịu nhẹ của nồi nước lá bay ra, lan toả khắp căn nhà dễ khiến lòng người nhẹ nhõm, bao mệt mỏi, buồn bực được xua tan biến. Nhà cửa như thêm phần thơm tho, sạch sẽ. Các thành viên trong gia đình thêm gắn kết, yêu thương nhờ mùi hương đặc trưng của Tết. Với nhiều người, dù trong nhà đã sắm đủ đào, quất, các loài hoa nhưng chưa có hương mùi già hình như Tết vẫn chưa trọn vẹn và Xuân hình như vẫn thiêu thiếu…

Ngày nay, dù cuộc sống đã đẩy đủ, khấm khá, hiện đại, nhưng nhiều gia đình vẫn giữ được nét truyền thống tắm nước lá mùi già ngày Tết, bởi đó là mùi của thiên nhiên, của đồng quê. Đôi khi với những người xa xứ, đó là mùi của ký ức, của quê hương, cội nguồn.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline