Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 25/01/2025 01:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ bảy, 25/01/2025

Hương mùi già chiều cuối năm

Thứ tư, 07/02/2024 21:02

TMO - Tắm nước lá mùi già vào chiều 30 Tết không chỉ là thói quen mà còn là nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Bắc nói chung và người dân Hà Nội nói riêng vào ngày cuối cùng của năm cũ âm lịch. Theo quan niệm, đây là cách để tiễn những điều không may mắn và đón những điều tốt đẹp trong dịp Tết đến, xuân về.

Trong vô vàn phong tục ngày Tết của người Việt, tắm nước lá mùi già cũng là một trong những nét đẹp văn hoá được nhiều gia đình gìn giữ và duy trì cho đến ngày nay. Theo quan niệm của người xưa, việc tắm lá mùi già vào ngày cuối năm là để xua tan những chuyện không vui, những bụi trần vướng bận trong suốt một năm qua. Được tắm gội bằng nồi nước lá mùi với hương thơm nồng nàn, ấm áp trong ngày cuối cùng của năm cũ là như thấy những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những nỗi buồn phiền còn vương vấn trong tâm tư được trút bỏ, để từ đó sẵn sàng đón nhận niềm vui trong năm mới.

Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt. Lá mùi già đem về rửa sạch, lấy ra một nắm rồi đun sôi trên bếp lửa. Nồi nước lá mùi lúc đang sôi lan tỏa một mùi hương thơm ngát, cay cay, ấm nồng và rất riêng biệt. Có lẽ bởi vậy mà hương thơm của lá mùi già đọng lại rất lâu. Tắm xong, cả nhà vẫn phảng phất hương đến vài ba ngày Tết. Đặc biệt, ẩn sau hương vị nồng nàn đó, hương thơm của lá mùi già còn khiến cho mỗi người lưu luyến, vấn vương nhớ về mùi hương của cội nguồn, quê hương mình. Có thể nói, tắm lá mùi già vào ngày cuối cùng của năm là một trong những nét văn hóa tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Không chỉ có ý nghĩa về mặt quan niệm, tâm linh, theo các lương y, việc tắm nước lá mùi già còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Cụ thể, rau mùi là một vị thuốc, được sử dụng trong đời sống ẩm thực hàng ngày. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe. Rau mùi có ích cho những người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng, làm dịu cơn đau cơ. Rau mùi giúp giảm đau trong chứng phong thấp, thấp khớp, cơn co rút cơ và cũng được dùng chữa trị cảm. Đối với cây mùi già, đặc biệt là trong hạt mùi có một số hoạt chất sinh học có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, không bị mẩn ngứa, dị ứng rất tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong rau mùi còn có chất chống oxy hóa, có tác tác dụng giảm viêm trong trường hợp nhiễm siêu vi và vi trùng đường hô hấp, tiêu hóa, viêm đường tiểu.Không chỉ có vậy, rau mùi còn có mùi thơm rất dễ chịu vì thế người dân thường dùng để đun nước tắm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cho rằng, khi đun nước lá mùi già để tắm cũng cần phải lưu ý. Đó là phải rửa sạch trước khi đun nước để tránh nhiễm khuẩn. Không nên tắm nước lá mùi quá đặc và có thể pha loãng chúng ra bằng cách hòa thêm nước nóng lạnh để tắm được thoải mái hơn.

Đặc biệt, nếu ai bị dị ứng với hoạt chất có trong rau mùi thì cũng không nên tắm lá mùi. Ngoài ra, người đang mắc bệnh liên quan đến da như viêm da cơ địa, da trày xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm nước lá mùi.

 

 

THIÊN LÝ

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline