Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 00:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam sẽ triển khai những gì trong năm 2024?

Thứ hai, 01/01/2024 14:01

TMO – Thúc đẩy ‘chuyển đổi xanh’ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong năm 2024 (năm được giới chuyên gia nhận định sẽ gặp nhiều thách thức).

Năm 2023 chính thức khép lại, thế giới và Việt Nam chào đón năm 2024 bằng nhiều hoạt động sôi nổi. Đây được xem là bước tạo đà (cổ vũ tinh thần) cho năm 2024 đầy thách thức. Thời điểm này, tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đang bắt tay triển khai kế hoạch hoạt động trong năm 2024, mặc dù được đánh giá là năm đối mặt nhiều khó khăn, song vẫn đặt nhiều kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá.

Là tổ chức hội với bề dày 36 năm (1988-2024), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) hiện đang là nơi sinh hoạt của hàng trăm chuyên gia, các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Những năm qua, các chuyên gia, nhà khoa học của VACNE đã đóng góp rất lớn công sức, trí tuệ vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Kế thừa, phát huy thành quả năm 2023, năm 2024, VACNE tiếp tục triển khai nhiều nhiệm vụ trong đó, tập trung vào các vấn đề mang tính cấp bách, đang được cộng đồng xã hội quan tâm.

GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh

Nhân dịp năm mới 2024, Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường có cuộc trao đổi nhanh với GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Phóng viên: Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động của VACNE trong năm 2023?

GS. Đặng Huy Huỳnh: Năm 2023 có thể nói là năm rất khó khăn, đây là tình hình chung, không riêng gì VACNE. Tuy nhiên, như các bạn đã biết, dù khó khăn nhưng chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2023.

Phóng viên: Theo Giáo sư, ấn tượng nhất của Giáo sư trong năm 2023 là gì?

GS. Đặng Huy Huỳnh: Năm 2023, VACNE đã triển khai nhiều nhiệm vụ như: Củng cố, duy trì tổ chức hội; truyền thông cộng đồng; phản biện xã hội về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đặc biệt những vấn đề nóng được cộng đồng xã hội quan tâm; tăng cường hợp tác quốc tế; hoàn động bảo tồn, vinh danh Cây Di sản… Đây đều là những nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên tôi khá ấn tượng với thành công của Đại hội lần thứ VIII nhiệm kỳ 2023-2028 và hoạt động vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam. Cá nhân tôi đánh giá đây là 2 hoạt động để lại nhiều dấu ấn nhất.

Phóng viên: Xin Giáo sư cho biết, trong năm 2024, VACNE sẽ triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nào?

GS. Đặng Huy Huỳnh: Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) tổ chức cuối tháng 11/2023 đã nêu rõ về định hướng phát triển của VACNE trong năm 2024 và giai đoạn 2024-2028. Riêng trong năm 2024, VACNE sẽ tập trung làm tốt các nhiệm vụ thường xuyên như: Duy trì, phát triển tổ chức hội; đẩy mạnh truyền thông cộng đồng; thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội; duy trì, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; tư vấn, góp ý cơ chế chính sách; vinh danh, bảo tồn Cây Di sản…đây đều là những nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, trong năm 2024, VACNE sẽ đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến “chuyển đổi xanh”.

Phóng viên: Xin Giáo sư chia sẻ rõ hơn về các hoạt động “chuyển đổi xanh”?

GS. Đặng Huy Huỳnh: Việt Nam cam kết với thế giới giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và để thực hiện cam kết này, Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để thúc đẩy thực hiện theo từng lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, để hiện thực hóa thì rất cần sự chung tay góp sức từ cộng động xã hội, trong đó, sự tham gia, vào cuộc của các tổ chức hội là rất cần thiết bởi mỗi tổ chức hội đều có đặc thù và thế mạnh riêng, quan trọng là làm thế nào để phát huy hiệu quả. Thế mạnh của VACNE là các hoạt động trong suốt 36 năm nay đều gắn liền với tài nguyên môi trường do đó, đã quy tụ đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực này. Hiện các chuyên gia, nhà khoa học của VACNE đang nghiên cứu ra mắt các tài liệu hữu ích để bổ trợ cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cộng đồng xã hội thay đổi tư duy, nhận thức về chuyển đổi xanh cũng như sẽ tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm cung cấp thông tin, góp ý, tư vấn kiến thức về chuyển đổi xanh.

Phóng viên: Xin Giáo sư cho biết, ngoài đẩy mạnh các hoạt động bổ trợ cho chuyển đổi xanh, VACNE sẽ tập trung vào nhiệm vụ nào khác?

GS. Đặng Huy Huỳnh: Như tôi đã nói, tất cả các nhiệm vụ thường xuyên nêu trên đều rất quan trọng. Tuy nhiên, trong năm 2024, sẽ đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến tuyên truyền vận động cộng đồng xã hội nâng cao ý thức bảo vệ môi trường một cách thiết thực, hiệu quả hơn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, làm tốt công tác thẩm định cây cổ thụ trước khi công nhận là Cây Di sản và sẽ tích cực hơn trong việc tư vấn, hỗ trợ các địa phương chăm sóc cây cổ thụ, đặc biệt là cây đã được công nhận Cây Di sản, có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử và tính đa dạng sinh học cao.

Phóng viên: Năm 2024 được nhận định là năm gặp nhiều thách thức trong phát triển kinh tế-xã hội. Vậy đâu là khó khăn của VACNE?

GS. Đặng Huy Huỳnh: Khó khăn thì rất nhiều nhưng quan điểm của chúng tôi là tự vận động, tiềm lực có đến đâu làm đến đó, quan trọng là tinh thần trách nhiệm của tập thể nói chung và của mỗi chuyên gia, nhà khoa học nói riêng. Cái gì có lợi cho cộng đồng, cho xã hội, có lợi cho đất nước thì chúng tôi tự nguyện, hăng say làm, làm với tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến vì cái chung.

Phóng viên: Vâng, xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

 

 

TÚ QUYÊN (ghi)

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline